Thuế Tăng, Giá Cá Tra Nguyên Liệu Vẫn Ổn Định

Giá cá tra nguyên liệu được giữ ổn định, dù mức thuế cuối cùng của kỳ POR 10 đối với cá tra xuất khẩu vào Mỹ có tăng hơn so với kết quả sơ bộ được công bố trước đó vào tháng 7-2014. Trong ảnh là nông dân Cần Thơ đang cho cá tra ăn. Ảnh: Trung Chánh
Hiện giá cá tra nguyên liệu vẫn ổn định dù mức thuế chống bán phá giá cuối cùng đợt xem xét hành chính lần thứ 10 (POR 10 - giai đoạn từ 1-8-2012 đến 31-7-2013) đối với cá tra đông lạnh xuất khẩu vào Mỹ có xu hướng tăng cao hơn so với mức giá sơ bộ trước đó.
Trước đây, mỗi khi phía Mỹ công bố mức thuế chống bán phá giá cao hơn thì giá cá tra nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại biến động mạnh.
Nhưng theo thông tin từ bà con nuôi cá tra ở ĐBSCL, tính đến thời điểm này giá cá tra nguyên liệu vẫn được ổn định so với tuần rồi và được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mua vào dao động khoảng 23.500 - 24.500 đồng/kg (tùy loại).
Còn theo thông tin từ Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA), cá tra nguyên liệu hiện được các doanh nghiệp hội viên của đơn vị này mua vào có giá thấp nhất là 23.500/kg đối với loại thịt vàng và cao nhất là 24.500 đồng/kg đối với loại thịt trắng.
Dù thuế chống bán phá giá ở kỳ POR 10 có xu hướng tăng ở nhiều doanh nghiệp, nhưng giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định, phần nào đã giúp nông dân yên tâm sản xuất hơn.
Cụ thể, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kỳ POR 10 có 23 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra bị áp thuế chống bán phá giá là 0,97 đô la Mỹ/kg, tăng 0,39 đô la Mỹ/kg so với mức thuế sơ bộ được DOC công bố hồi tháng 7-2014. Có 4 doanh nghiệp không bị áp thuế chống bán phá giá, gồm Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, Công ty cổ phần thủy sản Nam Sông Hậu, Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Hòa Phát và Công ty cổ phần Tô Châu do những đơn vị này không xuất khẩu cá tra vào Mỹ trong giai đoạn trên.
Riêng đối với Công ty TNHH thủy sản Biển Đông và Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn lần lượt bị áp thuế suất 0% và 0,03% ở kỳ POR 10, tương tự như kỳ POR 9 và sẽ được giữ không thay đổi cho đến năm 2017.
Đối với mức thuế chung toàn quốc cho các doanh nghiệp khác, được giữ nguyên so với kết quả sơ bộ được công bố hồi tháng 7-2014 là 2,39 đô la Mỹ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 19/2, tức chiều ngày mồng 1 Tết, tại tỉnh Kon Tum bất ngờ có mưa lớn trái mùa. Trận mưa đã tưới mát cho cây trồng, đặc biệt giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại địa phương bớt được một đợt tưới. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.

Dồn điền, đổi thửa và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng là những bước để tích tụ ruộng đất nhằm sản xuất hàng hóa. cấy vụ xuân năm nay, nhiều địa phương như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An)… đã tiến hành trình diễn và ứng dụng máy cấy 4 hàng, 6 hàng. Đây là một bước tiến trong giải phóng sức lao động cho nông dân. Tuy nhiên, khâu làm mạ cho máy cấy là một công đoạn đang gặp những khó khăn nhất định.

Sáng ngày 25-2, tàu cá HT 20579 TS, công suất 90CV của ngư dân Nguyễn Hoài Minh (42 tuổi, ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vừa ra khơi đã bất ngờ trúng đậm mẻ cá biển lớn, bán với giá gần 400 triệu đồng.

Vừa cho con tàu chở nặng cá cập bờ, ngư dân Nguyễn Văn Tri; chủ tàu cá QNg 96434 TS, ở thôn Tây xã An Vĩnh, nở nụ cười mãn nguyện, bởi đêm đầu năm vươn khơi bám biển tàu của ông đã khai thác được trên 5 tấn cá nục điếu. Với giá 25.000 đồng/kg, trừ chi phí chuyến biển đầu xuân mới, tàu của ông còn lãi trên 80 triệu đồng.

Đội thuyền của anh Nguyễn Thành (thôn An Lộc, xã Quảng Công) ra khơi từ ngày mùng 4 Tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 1 tạ cá. Không riêng gì thuyền của anh Thành mà tất cả các ghe thuyền của ngư dân xã Quảng Công đều có “Lộc trời”.