Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản

Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản
Ngày đăng: 22/05/2013

Công ty TNHH một thành viên Phúc Toàn Đức (xã Phú Hòa, huyện Định Quán, Đồng Nai) được thành lập từ tháng 8/2012. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư cho hàng chục nông dân ở xã Phú Hòa tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn, mang lại thu nhập cao.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn tổ chức nghề đan lát, giải quyết việc làm cho trên 300 lao động tại địa phương.

* Tự đi chợ...

Anh Trần Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên và là người sáng lập công ty, chia sẻ: “Số lao động nông thôn trên 40 tuổi khá nhiều và nếu biết khai thác thì đây là nguồn lực lao động rất lớn. Những hộ nông dân có đất sản xuất với quy mô nhỏ lẻ thì đang cần một mô hình kinh tế phù hợp và hiệu quả”.

Theo ông Dũng, hiện nay, chăn nuôi heo, gà phải được đầu tư theo hướng công nghiệp với quy mô lớn thì mới cạnh tranh được trên thị trường, đa số nông dân không đủ sức. Phúc Toàn Đức ra đời chính là từ ý tưởng giải quyết được vấn đề lao động nông thôn.

Anh Dũng từng nhiều năm tham gia đào tạo, tổ chức chương trình dạy nghề nông thôn với thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng nhưng vẫn quyết định xin nghỉ việc về mở doanh nghiệp riêng. “Đi đâu tôi cũng giới thiệu mình đang về quê đi bán rau, bán cá” - anh Dũng đùa. Có giai đoạn, công ty của anh tổ chức mua cá đồng, rau lang… cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng trên thành phố và vẫn thường xuyên tự đi chợ để xem người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm nào.

* Đầu tư cho đặc sản

Khi nghiên cứu kỹ về thị trường và thấy được đầu ra cho sản phẩm, anh Dũng triển khai mô hình chăn nuôi ếch, cá, rắn cho nông dân Định Quán. Sau gần 4 năm thử nghiệm, hiện xã Phú Hòa có hàng chục hộ nông dân tham gia chăn nuôi theo mô hình khép kín cá - ếch - rắn. Chất thải từ ếch là thức ăn cho cá, ếch lại là nguồn thức ăn cho rắn nên tiết kiệm được chi phí đầu tư, chăn nuôi. Do ký kết được những hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước với các đơn vị, doanh nghiệp lớn nên anh mạnh dạn đầu tư, bao tiêu cho nông dân từ khâu sản xuất giống đến thu mua sản phẩm.

Theo anh Dũng, nhu cầu thị trường về các sản phẩm ếch, rắn rất lớn, giá lại cao. Cụ thể, doanh nghiệp đang mua rắn từ nông dân với giá là 600 ngàn đồng/kg; loại nặng trên 3kg là 900 ngàn đồng/kg. Giá rắn giống hiện đạt 250 ngàn đồng/con. Sản phẩm ếch cũng được thu mua với giá cao hơn mặt bằng chung của thị trường vì đây là giống lai ếch đồng.

Hiện nay, trung bình doanh nghiệp đang cung cấp 30 tấn ếch/ngày cho chợ đầu mối Bình Điền (TP. Hồ Chí Minh). Chỉ riêng tại huyện Định Quán đã có hàng chục hộ nông dân tham gia nuôi theo mô hình này. Ông Nguyễn Chí Tâm, một hộ nông dân tại xã Phú Hòa cho biết, ông tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn khoảng 4 năm nay. Hiện trung bình ông xuất cả chục ngàn ếch giống mỗi tháng và đã nuôi được khoảng 300 con rắn bố, mẹ. Với diện tích đất nuôi khoảng 700m2, lợi nhuận bình quân hàng năm của ông đạt trên 100 triệu đồng.

Anh Dũng chia sẻ: “Mục tiêu của tôi là doanh nghiệp sẽ cùng với nông dân làm giàu”. Phúc Toàn Đức đang chuẩn bị ký kết cung cấp sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp với sản lượng lớn nên hiện nay, anh Dũng đang tích cực mở rộng mô hình này tại huyện Tân Phú.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Năng Suất Cho Đậu Phộng Tăng Năng Suất Cho Đậu Phộng

Ở miền Nam, cây đậu phộng (lạc) trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, An Giang…. Sản phẩm đậu phộng ngoài quả (củ), còn tận dụng thân lá ủ làm phân hữu cơ, hoặc làm thức ăn cho gia súc.

11/04/2014
Nợ Ngân Hàng Chồng Chất Vì Gà Đồi Yên Thế Nợ Ngân Hàng Chồng Chất Vì Gà Đồi Yên Thế

Việc ký kết đưa mặt hàng này về tiêu thụ tại Hà Nội đã khiến hàng nghìn hộ chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, đến nay không ít hộ nuôi đã phải cầm cố sổ đỏ, nợ ngân hàng chồng chất, vì thua lỗ.

01/08/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Và Rủi Ro Từ Tôm Thẻ Chân Trắng Hiệu Quả Kinh Tế Và Rủi Ro Từ Tôm Thẻ Chân Trắng

Gần đây, việc bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, An Giang nói riêng đã khiến cho chính quyền và các nhà chuyên môn vô cùng lo lắng, bởi đi liền với hiệu quả kinh tế thì có không ít rủi ro với đối tượng nuôi mới này.

12/04/2014
Ngành Chăn Nuôi Tái Cơ Cấu Theo Hướng Nào? Ngành Chăn Nuôi Tái Cơ Cấu Theo Hướng Nào?

Một lần nữa ngành chăn nuôi rơi vào cảnh lao đao. Cách đây hai năm, ngành chăn nuôi cũng rơi vào khó khăn. Năm 2012, để cứu ngành này, nhiều ý kiến đề xuất gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng. Giờ đây, một đề xuất tương tự đang lặp lại.

12/04/2014
Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tập Trung Cách Làm Hiệu Quả Của Yên Thanh (Quảng Ninh) Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tập Trung Cách Làm Hiệu Quả Của Yên Thanh (Quảng Ninh)

Nhiều người cho rằng để ao “trắng” như vậy khá là phí, khi mà ngay sau vụ tôm có thể nuôi kế vài loại cá khác. Thế nhưng theo ông Việt khẳng định, là người nuôi tôm có kinh nghiệm thì không nên tiếc rẻ như vậy, ngược lại nên chuẩn bị tốt các điều kiện để tập trung cho vụ nuôi mới.

01/08/2014