Thuê Đất Trồng Ly, Thu Tiền Tỷ

Sinh ra, lớn lên ở xã Tây Tựu, Từ Liêm (Hà Nội) - địa phương nổi tiếng về trồng hoa, anh Nguyễn Văn Dư đã lựa chọn hoa ly để trồng.
Sau 12 năm đèn sách, không giống như nhiều bạn bè cùng trang lứa theo đuổi con đường học hành, anh Dư quyết định ở nhà trồng hoa. Giữa thời buổi “tấc đất tấc vàng”, nhiều diện tích trồng hoa ở Tây Tựu đã chuyển sang làm khu công nghiệp. Không còn đất sản xuất, nhiều ND Tây Tựu đi thuê đất ở các huyện lân cận để tiếp tục nghề trồng hoa.
Năm 2008, anh Dư thuê diện tích trồng lúa của ND xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) để trồng hoa ly. Ban đầu ít vốn, anh thuê vài ha, rồi tăng lên 38ha và đầu năm 2013, anh tiếp tục thuê hơn 2ha ở xã Đan Phượng để trồng loại hoa chất lượng cao này.
“Hoa ly chỉ thích hợp với khí hậu ôn đới nên việc đưa giống hoa có nguồn gốc từ Hà Lan này vào trồng ở Việt Nam, tôi đã gặp không ít khó khăn” - anh Dư cho hay. Chưa qua trường lớp đào tạo bài bản về trồng hoa ly, anh tìm tòi, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa ly để trang bị kiến thức cho mình”.
Theo anh Dư, trồng hoa ly phải tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc đến phòng trừ bệnh. Hoa phải được trồng trong nhà lưới, đất có độ ẩm 80% trở lên, thoát nước tốt, nhiệt độ từ 12-15 độ C là thích hợp nhất, nếu từ 20-25 độ C vẫn chấp nhận được.
Đặc biệt, hoa ly chỉ thích hợp trồng vào vụ thu đông, thời gian cho thu hoạch kéo dài 3 tháng. Do chất lượng cao nên hoa ly của trang trại anh làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Thị trường chủ yếu của anh trên địa bàn TP. Hà Nội. Anh Dư cho biết, với giá bán 15.000-20.000 đồng/cây hoa, mỗi năm anh thu về 2-3 tỷ đồng. Trang trại hoa ly của anh thu hút 20-30 công nhân với thu nhập 3-5 triệu đồng/tháng.
Chia sẻ bí quyết trồng hoa chất lượng cao, anh Dư cho hay: “Hoa ly rất kén đất nên sau khi kết thúc vụ, phải cải tạo lại đất mà tốt nhất là cho các hộ thuê lại để cấy lúa”.
Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm trồng hoa ly liên hệ với anh Dư, ĐT: 04. 78016688.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên đã xây dựng Dự án “Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà hướng thịt quy mô gia trại tại huyện Phổ Yên”. Dự án trên được thực hiện trong 12 tháng (từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2014), với tổng kính phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh trên 191 triệu đồng.

Các giống cây được đưa vào gieo trồng chủ yếu là ngô LVN4, LVN99, NK4300, NK66, NK6654, CP999, CP989, B21, B06, B9698, NH45, MB69; khoai lang Hoàng long, KL2, KL5, 143, VX- 37, các giống khoai Nhật Bản chất lượng cao; đậu tương ĐT26, ĐT84, DT2001, ĐT12, ĐVN 6, DT 2008…

Ông Nguyễn Văn Nam - ngụ tại khu phố 1, thị trấn An Thới - cho biết: “Năm nay cá cơm có sớm, mới chuyển bấc được hơn 10 ngày đã có cá cơm. Mỗi chuyến ra khơi khoảng 1 tuần, mỗi tàu đánh được khoảng 10 tấn. Với giá giao động từ 10.000-12.000 đồng/kg, mỗi chuyến ngư dân thu được hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 80 triệu đồng”.

Các chuyên gia ngành điều dự báo, tình hình vụ điều toàn cầu niên vụ 2014 – 2015 không thuận lợi, trong khi nhu cầu thu mua tiêu dùng tại các thị trường lớn như Ấn Độ, Mỹ, Châu Âu, Trung Đông... tiếp tục tăng trưởng sẽ giúp giá điều tăng cao trong vụ tới.

52 SV đã mặc quần áo của nhà nông và hăng hái tập làm nghề nông. Họ trải nghiệm với việc cầm cuốc xới đất, kéo cày, tự tay trồng rau, cấy lúa, bắt cá, chế biến các món ăn… Sinh viên Anne Bjorseth chia sẻ: “Cảm giác thật là tuyệt. Công việc làm nông mệt nhưng rất vui. Người nông dân ở đây rất thân thiện và hiếu khách. Tôi rất ấn tượng về đất nước Việt Nam”.