Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thuê Đất Trồng Ly, Thu Tiền Tỷ

Thuê Đất Trồng Ly, Thu Tiền Tỷ
Ngày đăng: 15/02/2014

Sinh ra, lớn lên ở xã Tây Tựu, Từ Liêm (Hà Nội) - địa phương nổi tiếng về trồng hoa, anh Nguyễn Văn Dư đã lựa chọn hoa ly để trồng.

Sau 12 năm đèn sách, không giống như nhiều bạn bè cùng trang lứa theo đuổi con đường học hành, anh Dư quyết định ở nhà trồng hoa. Giữa thời buổi “tấc đất tấc vàng”, nhiều diện tích trồng hoa ở Tây Tựu đã chuyển sang làm khu công nghiệp. Không còn đất sản xuất, nhiều ND Tây Tựu đi thuê đất ở các huyện lân cận để tiếp tục nghề trồng hoa.

Năm 2008, anh Dư thuê diện tích trồng lúa của ND xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) để trồng hoa ly. Ban đầu ít vốn, anh thuê vài ha, rồi tăng lên 38ha và đầu năm 2013, anh tiếp tục thuê hơn 2ha ở xã Đan Phượng để trồng loại hoa chất lượng cao này.

“Hoa ly chỉ thích hợp với khí hậu ôn đới nên việc đưa giống hoa có nguồn gốc từ Hà Lan này vào trồng ở Việt Nam, tôi đã gặp không ít khó khăn” - anh Dư cho hay. Chưa qua trường lớp đào tạo bài bản về trồng hoa ly, anh tìm tòi, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa ly để trang bị kiến thức cho mình”.

Theo anh Dư, trồng hoa ly phải tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc đến phòng trừ bệnh. Hoa phải được trồng trong nhà lưới, đất có độ ẩm 80% trở lên, thoát nước tốt, nhiệt độ từ 12-15 độ C là thích hợp nhất, nếu từ 20-25 độ C vẫn chấp nhận được.

Đặc biệt, hoa ly chỉ thích hợp trồng vào vụ thu đông, thời gian cho thu hoạch kéo dài 3 tháng. Do chất lượng cao nên hoa ly của trang trại anh làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Thị trường chủ yếu của anh trên địa bàn TP. Hà Nội. Anh Dư cho biết, với giá bán 15.000-20.000 đồng/cây hoa, mỗi năm anh thu về 2-3 tỷ đồng. Trang trại hoa ly của anh thu hút 20-30 công nhân với thu nhập 3-5 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ bí quyết trồng hoa chất lượng cao, anh Dư cho hay: “Hoa ly rất kén đất nên sau khi kết thúc vụ, phải cải tạo lại đất mà tốt nhất là cho các hộ thuê lại để cấy lúa”.

Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm trồng hoa ly liên hệ với anh Dư, ĐT: 04. 78016688.


Có thể bạn quan tâm

Dịch bệnh được kiểm soát, người chăn nuôi phát triển đàn Dịch bệnh được kiểm soát, người chăn nuôi phát triển đàn

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát nên người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển đàn.

21/09/2015
Chị Viên làm giàu từ chăn nuôi Chị Viên làm giàu từ chăn nuôi

Đến thôn Đồng Xe, xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nhắc đến chị Nông Thị Viên, sinh năm 1983, mọi người trong thôn đều kể về chị với sự cảm phục - tấm gương giàu nghị lực, vượt khó vươn lên làm giàu từ chăn nuôi.

21/09/2015
Trên 24.000 hộ chăn nuôi gia súc chưa có chuồng nuôi nhốt kiên cố Trên 24.000 hộ chăn nuôi gia súc chưa có chuồng nuôi nhốt kiên cố

Trong số đó hầu hết các hộ đã có chuồng tạm nhưng vẫn còn 6.572 hộ (chiếm 11% tổng số hộ chăn nuôi) chưa có chuồng cho gia súc. Như vậy, sẽ có khoảng 60.000 con gia súc chưa được đảm bảo chống rét trong mùa đông năm nay.

21/09/2015
Cần có biện pháp bảo tồn cây xáo tam phân Cần có biện pháp bảo tồn cây xáo tam phân

Khoảng từ năm 2012, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) xuất hiện tình trạng người dân đổ xô đi chặt cây, đào rễ xáo tam phân về bán khiến loài cây này đang trong tình trạng cạn kiệt.

21/09/2015
Trám đen thực phẩm quý Trám đen thực phẩm quý

Dọc sông Cầu thuộc địa phận xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), những cây trám đen cổ thụ đang vào mùa cho thu quả. Là giống quả hiếm nên giá khá cao.

21/09/2015