Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thuê Đất Trồng Ly, Thu Tiền Tỷ

Thuê Đất Trồng Ly, Thu Tiền Tỷ
Ngày đăng: 15/02/2014

Sinh ra, lớn lên ở xã Tây Tựu, Từ Liêm (Hà Nội) - địa phương nổi tiếng về trồng hoa, anh Nguyễn Văn Dư đã lựa chọn hoa ly để trồng.

Sau 12 năm đèn sách, không giống như nhiều bạn bè cùng trang lứa theo đuổi con đường học hành, anh Dư quyết định ở nhà trồng hoa. Giữa thời buổi “tấc đất tấc vàng”, nhiều diện tích trồng hoa ở Tây Tựu đã chuyển sang làm khu công nghiệp. Không còn đất sản xuất, nhiều ND Tây Tựu đi thuê đất ở các huyện lân cận để tiếp tục nghề trồng hoa.

Năm 2008, anh Dư thuê diện tích trồng lúa của ND xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) để trồng hoa ly. Ban đầu ít vốn, anh thuê vài ha, rồi tăng lên 38ha và đầu năm 2013, anh tiếp tục thuê hơn 2ha ở xã Đan Phượng để trồng loại hoa chất lượng cao này.

“Hoa ly chỉ thích hợp với khí hậu ôn đới nên việc đưa giống hoa có nguồn gốc từ Hà Lan này vào trồng ở Việt Nam, tôi đã gặp không ít khó khăn” - anh Dư cho hay. Chưa qua trường lớp đào tạo bài bản về trồng hoa ly, anh tìm tòi, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa ly để trang bị kiến thức cho mình”.

Theo anh Dư, trồng hoa ly phải tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc đến phòng trừ bệnh. Hoa phải được trồng trong nhà lưới, đất có độ ẩm 80% trở lên, thoát nước tốt, nhiệt độ từ 12-15 độ C là thích hợp nhất, nếu từ 20-25 độ C vẫn chấp nhận được.

Đặc biệt, hoa ly chỉ thích hợp trồng vào vụ thu đông, thời gian cho thu hoạch kéo dài 3 tháng. Do chất lượng cao nên hoa ly của trang trại anh làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Thị trường chủ yếu của anh trên địa bàn TP. Hà Nội. Anh Dư cho biết, với giá bán 15.000-20.000 đồng/cây hoa, mỗi năm anh thu về 2-3 tỷ đồng. Trang trại hoa ly của anh thu hút 20-30 công nhân với thu nhập 3-5 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ bí quyết trồng hoa chất lượng cao, anh Dư cho hay: “Hoa ly rất kén đất nên sau khi kết thúc vụ, phải cải tạo lại đất mà tốt nhất là cho các hộ thuê lại để cấy lúa”.

Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm trồng hoa ly liên hệ với anh Dư, ĐT: 04. 78016688.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Gà Chuồng Lạnh Lãi Cao Nuôi Gà Chuồng Lạnh Lãi Cao

Mô hình nuôi gà chuồng lạnh đang phát triển mạnh tại xã Long Nguyên (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Dù số tiền đầu tư ban đầu lớn nhưng mô hình này đã mang lại lợi nhuận cao và tạo sự yên tâm cho người nuôi, giúp họ vươn lên làm giàu.

09/12/2013
Nuôi Cá Lồng Bè Ở Bình Định Khốn Đốn Vì Con Giống, Đầu Ra Nuôi Cá Lồng Bè Ở Bình Định Khốn Đốn Vì Con Giống, Đầu Ra

Từ đầu tháng 11 âm lịch đến nay, các hộ ngư dân nuôi cá lồng bè trên biển trên đầm Thị Nại tại phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định điêu đứng vì cá giống khan hiếm và giá cao, trong khi đó cá nuôi thương phẩm hạ giá nhưng không có thương lái đến mua.

30/12/2013
Mô Hình Nuôi Heo Khép Kín Lợi Nhiều Đường Mô Hình Nuôi Heo Khép Kín Lợi Nhiều Đường

Vợ chồng anh Huỳnh Tấn Phát ở thôn Khánh Giang là người đầu tiên ở xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) thực hiện mô hình nuôi heo "khép kín" trên cơ sở đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng trại và hầm biogas. Anh chị đã có nguồn thu đáng kể từ chăn nuôi vừa đảm bảo giữ sạch môi trường.

09/12/2013
Dak Lak Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Chứa Dak Lak Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Chứa

Hiện nay, trên địa bàn Dak Lak đang phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng bè trên hồ chứa với tổng số 200 lồng, chủ yếu tập trung tại một số hồ chứa lớn.

30/12/2013
Cá Nuôi Lồng Bè Trên Sông Chà Và Tiếp Tục Chết Cá Nuôi Lồng Bè Trên Sông Chà Và Tiếp Tục Chết

Đêm 25-12 rạng sáng ngày 26-12, tại các lồng nuôi cá lồng bè của 8 hộ dân trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) đã xảy ra tình trạng cá bớp chết đồng loạt thiệt hại gần 3 tấn trong ngày 25-12, lại tiếp tục chết thêm gần 2 tấn cá bớp và hơn 100 con cá chim, loại 300 – 400 gram/con.

30/12/2013