Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thực trạng quản lý các nông, lâm trường thất thoát đất nghiêm trọng

Thực trạng quản lý các nông, lâm trường thất thoát đất nghiêm trọng
Ngày đăng: 29/08/2015

Tham gia đoàn giám sát chúng tôi thấy rất thấm thía về thực trạng hoạt động của các nông, lâm trường. Sau khi rà soát đánh giá thấy tình trạng thất thoát quỹ đất và tài sản của Nhà nước khá nghiêm trọng, kể cả với cơ quan chuyển đổi.

Đại biểu (ĐB) Nguyễn Tiến Sinh đã nói như vậy tại phiên giải trình trước Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014" ngày 27.8.

Đất không giao được cho ai

Tham gia giải trình trước Đoàn giám sát có đại diện Bộ NNPTNT, Bộ TNMT, Bộ Tài chính và một số cơ quan chức năng khác. Mở đầu phiên giải trình, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đặt câu hỏi: Tại sao có tình trạng 2,1 triệu ha đất lâm nghiệp lại do các UBND các xã quản lý, không giao cho dân, trong khi dân người thiếu đất sản xuất? Trả lời, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: Đây là những diện tích xa dân, đất xấu không có điều kiện sản xuất, bên cạnh đó nhiều diện tích đã quy hoạch là rừng phòng hộ hoặc đặc dụng. "Giao cho dân sản xuất thấy khả năng đem lại hiệu quả rất thấp, vì thế diện tích đất đó không giao được cho tổ chức nhà nước nào, cũng không giao được cho dân" - Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.

Là người tham gia đoàn giám sát, ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cho biết:  Trước đây, một công ty chè ở Mộc Châu (Sơn La) giao khoán đất cho nông trường viên. Nhưng giờ nông trường chuyển đổi mô hình, nông trường viên phải thuê đất từ tư nhân. “Doanh nghiệp này không làm gì nhưng hàng năm thu 2,8 triệu đồng/ha từ người dân. Vậy câu chuyện đặt ra sau khi chuyển đổi nông, lâm trường, Nhà nước được gì, người dân được gì?”.

Trả lời vấn đề ĐB Sinh nêu ra, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, khi các nông, lâm trường chuyển đổi chỉ cổ phần hoá tài sản trên đất còn đất đai vẫn do Nhà nước quản lý. Ai sở hữu tài sản trên đất vẫn phải thuê đất. Người dân nhận khoán thì người mua cổ phần có quyền nhất định tuỳ theo số cổ phần của họ. Bộ trưởng Phát cho biết thêm, các nông, lâm trường sau khi được sắp xếp, chuyển đổi, hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số công ty nông, lâm nghiệp được nâng lên, thu nhập, đời sống của người lao động được cải thiện góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phát cũng thừa nhận sau sắp xếp còn một số công ty nông, lâm nghiệp không khắc phục được tồn tại cũ, kết quả sản xuất kinh doanh thấp hoặc tiếp tục thua lỗ. Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của nhiều doanh nghiệp chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới. Quản trị doanh nghiệp tuy có tiến bộ, nhưng chưa đồng bộ, việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn nhiều lúng túng, xúc tiến thương mại phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu còn hạn chế...

Khó khăn khi thu hồi đất bị lấn chiếm

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đặt vấn đề, tình trạng sử dụng đất đai trái pháp luật ở các nông, lâm trường khá phổ biến, nhưng tại sao việc thu hồi đất sử dụng trái pháp luật lại thu hồi khó khăn thế?

"Bộ NNPTNT đã tổ chức bao nhiêu cuộc thanh tra về sử dụng đất của nông lâm trường, thu hồi được bao nhiêu diện tích đất đã sử dụng trái pháp luật" - ĐB Cương hỏi.

 Bộ trưởng Phát chia sẻ, sau nhiều chủ trương chính sách của Nhà nước để đổi mới hiện nay việc sử dụng đất đai ở các nông trường đã được cải thiện. Tuy nhiên cũng có nhiều nông trường sử dụng đất còn kém hiệu quả.

“Riêng đối các lâm trường thì đúng là hiệu quả sử dụng đất kém, nhiều lâm trường quản lý rừng kém để xảy ra rừng bị phá, đất đai bị lấn chiếm, cho thuê cho mượn. Nhưng nói quá hỗn loạn thì tôi cảm nhận không phải như vậy”- ông Phát khẳng định và cho biết thêm: Hiệu quả sử dụng đất ở các nông, lâm trường có nâng lên mặc dù một số nông lâm trường hiệu quả sử dụng còn thấp, còn theo mong đợi thì chưa đạt.

“Những vi phạm trong sử dụng đất chúng ta có biết không? Xin báo cáo là chúng ta có biết và có xử lý, chứ không phải trong tình trạng không biết hoặc biết mà không xử lý. Có xử lý, làm có trách nhiệm nhưng giải quyết dứt điểm vẫn chưa được vì nó là quá trình lịch sử còn nhiều vấn đề" - Bộ trưởng Phát giải thích.  


Có thể bạn quan tâm

Triệu Phú Trồng Xen Triệu Phú Trồng Xen

Ông Hiếu cho biết: “Năm đầu, do chưa học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên sầu riêng bị sâu bệnh nhiều, chết hàng loạt, chỉ còn 100 gốc. Tôi nhận thấy nếu chỉ độc canh sầu riêng hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, tôi đã trồng xen 400 gốc chôm chôm Thái. Sau 3 năm, vườn cây ăn trái hơn 1 ha của tôi phát triển hơn cả mong đợi”.

19/01/2015
Đưa Trái Thanh Long “Sạch” Ra Hà Nội Đưa Trái Thanh Long “Sạch” Ra Hà Nội

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn trong dịp Tết và lễ hội 2015, hạn chế hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái Thanh Long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận như: Nước mắm, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm... ra thị trường Hà Nội.

19/01/2015
Trồng Cam, Quýt Mỗi Năm Thu Về Trên 250 Triệu Đồng Trồng Cam, Quýt Mỗi Năm Thu Về Trên 250 Triệu Đồng

Anh Nguyễn Hiền Triết (xã Long Trị, huyện Long Mỹ, Hậu Giang) có 6 công quýt đường, mỗi năm thu về trên 250 triệu đồng. Anh Triết cho biết, nhiều nhà vườn chú trọng quá nhiều vào phân hóa học, lâu ngày đất bị thoái hóa, nén dẽ. Qua các buổi tập huấn, anh dần chuyển sang ứng dụng hữu cơ cải tạo môi trường đất, biết vai trò quan trọng của vi sinh trong đất.

19/01/2015
Người Trồng Đu Đủ Cảnh Ở Huế Người Trồng Đu Đủ Cảnh Ở Huế

Nhìn chậu vườn đu đủ cảnh đang phát triển tốt với quả đang ra dày đặc, anh Nghĩa cho biết; Phong trào trồng đu đủ cảnh chưng Tết xuất hiện ở miền Nam từ lâu, giúp nông dân các tỉnh thu lại lợi nhuận cao, mà chưa thấy ở Huế nên tôi học hỏi trồng thử. Mùa Tết năm nay, đu đủ cảnh mang thương hiệu Huế sẽ đến với những người có nhu cầu...

19/01/2015
Giống Táo Mới Cho Thu Hoạch Cao Gấp 3 Lần Giống Táo Mới Cho Thu Hoạch Cao Gấp 3 Lần

Theo đánh giá của bà con nông dân, đây là giống táo phù hợp với đồng đất của địa phương, có khả năng cho quả ngay từ năm đầu. So với các giống táo khác, táo Đài Loan BG1 chín muộn hơn và cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán nên có giá trị kinh tế cao hơn. Đa số người trồng mong muốn tiếp tục được tạo điều kiện để mở rộng diện tích trong các vụ tiếp theo.

19/01/2015