Thực Phẩm Organic Được Ưa Chuộng

Khái niệm thực phẩm organic (thực phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ toàn bộ, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào) đang ngày càng quen thuộc với người tiêu dùng.
Trên thế giới, thực phẩm hữu cơ rất đa dạng, từ thực phẩm tươi, như: sữa, thịt, trứng, cá, rau quả... đến thực phẩm chế biến. Tại Việt Nam, sản phẩm hữu cơ phổ biến với người dùng chủ yếu là gạo, rau quả và một số loại thực phẩm chế biến nhập khẩu.
Ngoài các kênh tiêu thụ chính là siêu thị và các cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ, trên các trang bán hàng online, hoạt động kinh doanh thực phẩm hữu cơ cũng diễn ra khá sôi nổi. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng sản phẩm đến đâu vẫn còn đang bỏ ngỏ.
* Không thiếu tiềm năng
Với sự ưu việt là thực phẩm không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào trong suốt quá trình nuôi trồng, từ phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đến chất kích thích tăng trưởng…nhiều người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao để mua thực phẩm organic. Hiện thị trường có khá nhiều đơn vị đầu tư sản xuất thực phẩm hữu cơ, như: An Hòa Co., Organic Farm, Nông nghiệp GAP, Ánh Ban Mai...
Khách hàng có thể dễ dàng tìm mua thực phẩm hữu cơ tại một số siêu thị trên địa bàn tỉnh, như: BigC, Lotte Mart... Do giá cao, dòng thực phẩm này vẫn khá kén khách mua nhưng nhu cầu tiêu thụ dòng sản phẩm tốt cho sức khỏe này đang tăng ở mức khả quan.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, quản lý thu mua hàng tươi sống của hệ thống siêu thị Aeon Mall (Nhật Bản, đang trong giai đoạn chuẩn bị để khai trương tại TP.Biên Hòa), nhận xét thực phẩm an toàn nói chung, thực phẩm organic nói riêng được người tiêu dùng rất quan tâm.
Cụ thể từ đầu năm đến nay, mức tiêu thụ mặt hàng rau sạch, rau organic của siêu thị luôn vượt mức mong đợi. Theo ông Tuấn: “Siêu thị đã chủ động đặt thêm từ đơn vị cung cấp một số loại rau, gia vị sản xuất theo chuẩn an toàn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách.
Bí quyết để siêu thị đẩy mạnh tiêu thụ dòng sản phẩm này là tổ chức riêng một quầy bán rau sạch, giới thiệu rõ quy trình sản xuất để khách hàng hiểu và chấp nhận sản phẩm giá cao. Chúng tôi đang tìm thêm nhà cung cấp để ngày càng đa dạng dòng thực phẩm organic.
Ngoài TP.Hồ Chí Minh, không thiếu cơ hội về thị trường tại các tỉnh, thành lân cận, như: Bình Dương, Đồng Nai... cho dòng sản phẩm cao cấp này”.
Ông Lê Hùng Tráng, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Kim Lê Gia (TP. Hồ Chí Minh), chia sẻ: “Trước nay doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm organic cho thị trường xuất khẩu. Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm organic của người tiêu dùng nội địa ngày càng lớn, chúng tôi đangchào hàng vào các hệ thống siêu thị để đưa sản phẩm ra thị trường”.
Quản lý ngành hàng rau quả của một siêu thị lớn tại Đồng Nai cũng cho rằng thực phẩm organic khá kén khách mua. Tuy nhiên so với vài năm trước, nhu cầu tiêu thụ dòng hàng này đã tăng lên đáng kể. Thị trường cũng ngày càng đa dạng sản phẩm organic cho khách hàng lựa chọn.
* Thiếu kiểm soát
Ông Lê Văn Cường, Giám đốc kỹ thuật của Công ty Ánh Ban Mai (TP.Hồ Chí Minh), cho rằng việc ứng dụng quy trình sản xuất an toàn tại Việt Nam còn ở khía cạnh hình thức. Nhu cầu thị trường về dòng sản phẩm an toàn cho cả nhu cầu bán lẻ và nhà máy chế biến rất lớn, nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào nhưng nguyên liệu đạt chuẩn lại ít.
“Vấn đề rau xuất khẩu sang châu Âu nhiễm vi sinh gần đây là một cảnh báo, chỉ 1-2 đơn vị làm sai ảnh hưởng đến cả cộng đồng doanh nghiệp. Ở đây cần sự quản lý chặt chẽ và minh bạch hơn từ phía nhà nước” - ông Cường nói.
Theo một số đơn vị sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm organic để giá bán dòng sản phẩm này vừa túi tiền hơn với người tiêu dùng. Tiềm năng thị trường cho dòng sản phẩm này cũng không nhỏ. Song, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là Việt Nam chưa có quy định cụ thể về chứng nhận hữu cơ và kiểm soát sản phẩm hữu cơ khi đưa ra thị trường.
Đây là kẽ hở khiến thị trường thực phẩm organic xuất hiện cảnh “vàng thau” lẫn lộn như hiện nay. Thực trạng này cũng là thách thức chung cho ngành thực phẩm sạch của Việt Nam, đang cần lời giải từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.
Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201411/thuc-pham-organic-duoc-ua-chuong-2351757/
Có thể bạn quan tâm

Hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi dê, cừu với bao vất vả, thăng trầm, đến nay chị Nguyễn Thị Năm, thôn Quán Thẻ 1 (xã Phước Minh, Thuận Nam) đã xây dựng cho mình trang trại nuôi cừu, với tổng đàn lên đến 1.000 con. Lợi nhuận hàng năm từ chăn nuôi cừu đã giúp chị trở thành một trong số ít phụ nữ giàu có trên đồng đất Quán Thẻ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ASEAN được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây.

Đầu tháng 12-2013, anh Phạm Vĩnh Phúc 52 tuổi ở thôn Sơn Hải1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) đầu tư 200 triệu đồng nuôi 2 sào tôm thẻ chân trắng.

Hơn 20 năm về trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến thì ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa (Kim Sơn, Ninh Bình) đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè…

Sau chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận, cuối năm 2013, tỉnh ta có thêm nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận”, “Tỏi Phan Rang” được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ. Nếu nói về nhãn hiệu tập thể nông sản được bảo hộ, còn phải kể tới măng khô Bác Ái, Rau an toàn Văn Hải và Tuấn Tú, nhưng nổi tiếng và mang tính đặc thù hơn cả của vùng đất Ninh Thuận chính là sản phẩm nho, táo và tỏi. Vấn đề hiện nay là phải làm gì để khai thác hiệu quả giá trị các nhãn hiệu trên?