Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thực hư về thông tin trà Ô long ở Lâm Đồng tồn kho 2.000 tấn

Thực hư về thông tin trà Ô long ở Lâm Đồng tồn kho 2.000 tấn
Ngày đăng: 04/11/2015

Về vấn đề này, tiến sỹ Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, là người có tình cảm sâu lặng và gắn bó với ngành chè từ nhiều năm nay đã không khỏi lo lắng cho thương hiệu trà Ô long vốn còn chưa được phổ biến rộng rãi tại thị trường trong nước.

“Thủ đoạn” cạnh tranh

Ông Tài cho biết, trà Ô long chủ yếu được trồng, sản xuất ở Lâm Đồng, do các doanh nhân Đài Loan (Trung Quốc) trực tiếp đầu tư và sản phẩm hầu hết là để về tiêu thụ tại Đài Loan.

Từ cuối năm ngoái trở lại đây, thị trường đã xảy ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Nguyên nhân chủ yếu, các doanh nghiệp chè sản xuất chè ở Đài Loan có chi phí và giá bán cao nhiều so với Việt Nam, do đó xuất hiện trên thị trường những tin đồn chè Việt Nam nhiễm dioxin, có thời điểm cả 100 container chè đã bị hải quan Đài Loan giữ lại.

Tuy nhiên trước vụ việc đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam (Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Nông nghiệp, Bộ Quốc phòng…) khẳng định các khu vực trước đây bị Mỹ rải dioxin đã bị khoanh vùng và không cho sản xuất nông nghiệp nói chung, chứ không riêng ngành trồng chè.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Chè Việt Nam cũng đã có thư gửi cho Hiệp hội chè Đài Loan khẳng định chè Việt Nam không có dioxin.

Hơn thế nữa, các nhà kinh doanh Nhật Bản, Đài Loan đầu tư sản xuất chè tại Việt Nam, trong quá trình cứu đến khi dự án khả thi họ đã tính toán rất kỹ các điều kiện kỹ thuật trong sản xuất, như xác định các thành phần trong đất bằng các trình độ công nghệ cao.

“Sau động thái đó, phía Đài Loan nhanh chóng cho thông quan và đến nay hoạt động thương mại giữa hai phía vẫn diễn ra rất bình thường,” ông Tài nhấn mạnh.

"Trà Ô long mà tồn kho 2.000 tấn?"

Về thông tin con số 2.000 tấn trà ​Ô long đang bị tồn kho tại Lâm Đồng, ông Tài cho rằng đã có sự nhầm lẫn, bởi quy trình sản xuất loại trà này rất chặt chẽ và an toàn, chi phí đầu tư cao, kén thị trường đầu ra nên mới chỉ tập trung chủ yếu trồng ở Lâm Đồng, còn các tỉnh thành, địa phương khác là rất ít.

Đồng tình với đánh giá trên, ông Đoàn Trọng Phương, Chủ tịch Hội Chè Lâm Đồng chỉ ra, người nông dân hiện trồng chè sản xuất trà ​Ô long chưa nhiều, toàn tỉnh có khoảng 1.000 ha, sản lượng tối đa khoảng 1.000 tấn/năm.

“Nên tồn, kho trà ​Ô long chỉ có thể tồn vài trăm tấn, còn lại chủ yếu vẫn là chè đen và một số loại chè xanh khác.

Việc ‘nhiễu thông tin’ sẽ ảnh hưởng không nhỏ và tác động trực tiếp đến người trồng chè.

Trên thị trường, chè búp tươi thường được mua với mức giá 27.000 đồng-30.000 đồng/kg rồi xuống còn 20.000 đồng-17.000 đồng/kg và nay chỉ còn 13.000 đồng-12.000 đồng/kg, song vẫn không có người mua.

Cho nên thông tin tồn kho 'cao' thì khách hàng lại càng có cơ hội ép giá nông dân,” ông Phương quan ngại.

Theo ông Phương, sản lượng trà ​Ô long của Việt Nam hiện không nhiều, nên nhà quản lý cũng như doanh nghiệp và người nông dân cần phải bình tĩnh lại.

Trước mắt, ngành chè Lâm Đồng cần hướng tới mở rộng đa dạng thị trường đồng thời quy hoạch phát triển ngành dừng lại ở diện tích hiện có.

“Những tin đồn đại đi cùng bài toán cạnh tranh thương mại không lành mạnh tại thị trường nhập khẩu là nguyên nhân cơ bản.

Hiện với các sản phẩm chè xuất sang Đài Loan, doanh nghiệp đã ngừng mua và nếu mua thì họ lại khắt khe về chất lượng, như trước đây, chu kỳ hái chè là 50 ngày/lứa thì bây giờ là 40 ngày/lứa, mầm chè mới nhú lên đã hái khiến khối lượng giảm đi đồng thời gây hao phí trong sản xuất,” ông Phương xót xa.

"Bỏ quên" thị trường nội địa

Đại diện Hiệp hội chè Việt Nam, ông Tài khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất trà ​Ô long cần hướng tới phát triển thị trường nội địa.

Bởi, trà ​Ô long là loại chè được sản xuất theo chuỗi đảm bảo quy trình an toàn, bên cạnh đó lại có nhiều hợp chất hữu cơ có lợi cho sức khỏe của con người.

Bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Công ty Vạn Tài (Thái Nguyên) cho biết, hiện Vạn Tài là đơn vị duy nhất sản xuất trà ​Ô long tại Thái Nguyên và thị trường hoàn toàn là nội địa.

Tuy nhiên, bà Hương chia sẻ, người tiêu dùng trong nước chưa biết nhiều đến công dụng của trà ​Ô long nên sức tiêu thụ còn thấp.

Song vài năm trở lại đây, thị trường tiêu thụ của Công ty đã phát triển ra toàn quốc với khối lượng dao động khoảng 1-2 tấn/năm.

Giá bán lẻ trà ​Ô long đặc biệt là 3 triệu đồng/kg, trà ​Ô long ngon là 1,25 triệu đồng/kg.

Bên cạnh đó, bà Hương cũng thú nhận “Công ty hiện sản xuất trực tiếp và tiêu thụ bán lẻ, tuy nhiên chưa phát triển thương mại cũng như chưa đầu tư cho marketing, quảng cáo, tiếp thị bán hàng.”

Về phía Hiệp hội Chè Việt Nam, trước bài toán khó khăn đầu ra của trà ​Ô long Lâm Đồng, ông Phương đề xuất ​các hướng giải pháp.

Nếu như trước đây 90% sản lượng trà ​Ô long sản xuất tại Lâm Đồng là đưa vào thị trường Đài Loan, thì đến nay cần phải mở rộng ra các thị trường châu Âu, ASEAN và nội địa.

Cụ thể, theo ông Phương, tỉnh Lâm Đồng cần phải quy hoạch vùng, hướng người nông dân kết nối với người sản xuất thành một chuỗi, với mục tiêu sản xuất bán thị trường nào phải rõ ràng.

Thứ nhất, nếu xuất sản phẩm đi châu Âu thì phải đảm bảo tiêu chuẩn của họ.

Thứ hai, quy hoạch vùng chè cung cấp cho nội địa thì phải chú ý đến gu và văn hóa uống trà, như hương thơm, vị đậm, nước sánh vàng…

“Ngành chè nên bắt tay chế biến trà ​Ô long riêng cho người Việt đón ngay cái Tết Bính Thân này.

Giá trà bán nội địa còn cao hơn xuất đi nước ngoài nhiều, phổ thông thấp nhất từ 300.000 đồng-500.000 đồng/kg, các loại đặc sản từ 1 triệu đồng-3 triệu đồng/kg, trong khi xuất khẩu chỉ 10 USD-11 USD/kg,” ông Phương nói.


Có thể bạn quan tâm

Thừa Thiên - Huế Thả Cả Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai Thừa Thiên - Huế Thả Cả Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai

Ngày 14-10, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với chính quyền các xã Vinh Giang, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cùng Chi hội nghề cá Giang Xuân (xã Vinh Giang), Chi hội nghề cá Vinh Hiền (xã Vinh Hiền) tổ chức Lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá giống ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

15/10/2014
Phòng Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Cần Chủ Động Hơn Phòng Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Cần Chủ Động Hơn

Trong nhiều năm gần đây, tình hình dịch bệnh đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Quảng Ninh diễn ra hết sức phức tạp, mặc dù ngành chức năng tích cực lấy mẫu xét nghiệm, đưa ra khuyến cáo đối với người nuôi để giảm bớt thiệt hại song các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiện nay còn gặp không ít khó khăn.

15/10/2014
Bình Định Tái Diễn Tình Trạng “Xí Phần” Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Đầm Thị Nại Bình Định Tái Diễn Tình Trạng “Xí Phần” Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Đầm Thị Nại

Trước tình trạng này, UBND xã Phước Thuận đã mời tất cả các trường hợp tới làm việc, yêu cầu tự giác tháo dỡ, khôi phục lại hiện trạng ban đầu trước ngày 31.10.2014. Nếu các hộ không tự giác chấp hành, UBND xã Phước Thuận sẽ xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định pháp luật; đồng thời, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ.

15/10/2014
Chăn Nuôi Tập Trung Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Chăn Nuôi Tập Trung Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Về xã Bình Định (Kiến Xương) vào những ngày này, dọc các con đường liên thôn to rộng là hệ thống mương máng được xây dựng chắc chắn, thuận lợi cho tưới, tiêu phục vụ sản xuất, trồng trọt. Những thửa ruộng tươi tốt, những bông lúa trĩu hạt đã nói lên sự cố gắng cần cù của bà con nông dân và sự chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền nơi đây.

15/10/2014
Bắc Ninh Chuẩn Bị Đủ Nguồn Giống Nấm Cho Vụ Mới Bắc Ninh Chuẩn Bị Đủ Nguồn Giống Nấm Cho Vụ Mới

Sản xuất nấm với việc tận dụng những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và cho giá trị kinh tế cao đang được nhiều người dân nông thôn ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu của các hộ nuôi trồng và nhân rộng mô hình làm kinh tế hiệu quả này, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH&CN) tỉnh Bắc Ninh gấp rút chuẩn bị tăng lượng giống nấm, sẵn sàng cùng nông dân bước vào mùa vụ mới.

15/10/2014