Thực hư chuyện hồng Đà Lạt rớt giá thảm hại

Cây hồng được xem là đặc sản nổi tiếng của TP Đà Lạt (Lâm Đồng), bắt đầu thu hoạch rộ từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12 hàng năm, tuy nhiên niên vụ 2015, hồng rớt giá thảm hại khiến nhà vườn vướng vào cảnh lao đao phải bán tháo nhằm vớt vát chút đỉnh chi phí chăm bón, nếu không sẽ chín rục trên cây.
Thời điểm hiện tại, các loại hồng dẻo, hồng trứng và hồng giòn ở Lâm Đồng đang được thương lái thu mua tại nhà vườn chỉ 2.000 – 3.000 đồng/kg trong khi ở TP HCM, mỗi kg hồng giá dao động từ 25.000 đến 35.000 đồng/kg.
Dạo quanh một vòng từ các siêu thị, chợ đầu mối như Thủ Đức, quận 2, quận Gò Vấp, chợ Nguyễn Văn Trỗi (quận 3)… giá các loại hồng không dưới 20.000 đồng/kg tùy loại.
Hồng Đà Lạt đang chín rục trên cây, trong khi giá bán thì rẻ bèo
Trao đổi với chúng tôi, chị Phan Thị Kim Oanh (22 tuổi, sinh viên trường Đại học Công nghiệp 4, TP HCM) cho biết: “Em nghe thông tin trên mạng giá hồng giòn năm nay xuống thấp nên ra chợ tìm mua ăn cho biết đặc sản Đà Lạt.
Nhưng khi hỏi mua chủ sạp trái cây nói giá 30.000 đồng/kg, tụi em đành ngậm ngùi chuyển sang mua cóc, ổi, xoài cho rẻ”.
Anh Nguyễn Minh Hải (30 tuổi, người quê ở Lâm Đồng) nghe người nhà trồng hồng than vãn thua lỗ nghiêm trọng, nên mới chạy ra chợ Nguyễn Văn Trỗi (quận 3, TP HCM) tham khảo giá thì té ngửa khi nghe người bán “hét” mỗi ký hồng trứng giá 25.000 đồng, còn hồng giòn là 30.000 đồng.
“Kỳ kèo bớt không được lại còn bị chủ quầy mắng nên tôi không mua mà gọi điện thoại nói người nhà hái rồi gửi xe khách xuống ăn, có khi còn rẻ hơn” - anh Hải chia sẻ.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, chị Trần Ngọc Cúc, chủ cửa hàng chuyên cung cấp hoa quả Đà Lạt tại chợ Gò Vấp, cho biết:
“Tôi không biết tin giá hồng khoảng 2.000 đến 3.000 đồng/kg ở đâu ra, chứ thực tế tụi tôi nhập hàng từ chợ đầu mối Thủ Đức giá không bao giờ dưới 15.000 đồng/kg”.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về xuất xứ các loại hồng đang bày bán, nhiều chủ hàng cũng không khẳng định được đó là hồng Đà Lạt hay hồng Trung Quốc vì có rất ít dấu hiệu để nhận dạng.
Tại các chợ ở TP HCM, giá các loại hồng luôn ở mức cao ngất ngưởng
Còn anh Nguyễn Thành Nghĩa, một thương lái chuyên cung cấp hồng Đơn Dương có địa chỉ trên đường Nguyễn Thị Định (quận 2, TP HCM) khẳng định mỗi ngày đại lý của anh giao khoảng 100kg hồng cho khách các loại, chia thành từng túi có trọng lượng 5kg.
Không hề có chuyện giá giảm thảm hại như vậy.
“Hồng tôi bán là hồng vườn, giá nhà trồng đã là 15.000 đồng/kg.
Tin hồng rớt xuống còn 2.000 đồng/kg chắc chỉ là bịa đặt hoặc những loại hồng thải bỏ không ăn được mới có giá đó” - anh Nghĩa suy đoán.
Anh Nghĩa cũng cho biết thêm hồng Đà Lạt sau khi hái được ủ bằng hơi, xử lý vị chát bằng cách cho và túi nylon buộc kín.
Hồng chín tự nhiên sau hơn 1 tuần là ăn ngon chứ không dùng hóa chất.
“Hồng đang vào chính vụ nên giá có thể rẻ hơn nhưng chúng tôi cung cấp là những hàng chọn lọc không hóa chất, không thuốc trừ sâu nên giá không thể dưới 15.000 đồng/kg” - anh nói.
Có thể bạn quan tâm

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.

Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).

Phần lớn, cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng đã qua chế biến, làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao, xuất khẩu nguyên con trực tiếp nên giá trị thu về không cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản còn phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu về để chế biến nên khó có thể chủ động trong nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm.