Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thực hiện cánh đồng mẫu lớn trên tôm doanh nghiệp là chủ lực

Thực hiện cánh đồng mẫu lớn trên tôm doanh nghiệp là chủ lực
Ngày đăng: 04/08/2015

Hiệu quả thấy rõ

Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được đánh giá là mô hình ưu việt, sẽ làm hài hòa lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp. Bởi, mô hình này giúp tăng thu nhập cho nông dân do tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất, còn doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu đảm bảo số lượng và chất lượng cùng nguồn gốc xuất xứ.

Ngoài ra, CĐML giúp tăng tính cộng đồng, khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các hộ nông dân như đầu tư, áp dụng các biện pháp kỹ thuật… tạo nên sự đồng đều về năng suất, chất lượng. Đồng thời, được cung ứng vật tư đầu vào với giá cả hợp lý, bảo đảm chất lượng và bán sản phẩm trực tiếp cho doanh nghiệp, bớt khâu trung gian.

Hiện nay, chi phí thức ăn trong nuôi tôm chiếm đến 60 - 70% giá thành, mà hiện giá thức ăn vẫn luôn tăng không giảm, trong khi nhiều đơn vị thao túng giá, khiến chi phí sản xuất mỗi ngày một cao. Với người nuôi nhỏ lẻ, mua số lượng ít nên rất khó để được giá ưu đãi tại các đại lý. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu tổ chức lại được thì với mô hình lớn sẽ có sức mạnh trong việc mua vật tư đầu vào, như mua giống, thuê kỹ thuật, đồng thời tạo sức mạnh đàm phán giá cả với các đơn vị bán thức ăn. Bởi trong nuôi tôm, chỉ cần giảm được một phần đầu tư thì giá thành sản xuất sẽ hạ, sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ tăng.

Rất cần sự gắn kết

Theo nhận định chung, hiện nay, trong liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp và nhà khoa học thì mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là mắt xích quan trọng nhưng đang là khâu yếu nhất. Khi thực hiện CĐML, người nông dân và doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng nhau. Bởi thời gian qua, đã có nhiều trường hợp cả nông dân và doanh nghiệp “bẻ kèo” lẫn nhau, khiến tình hình mua bán tôm nguyên liệu gặp nhiều khó khăn. Khi tôm nhiều, xuống giá thì doanh nghiệp ép nông dân, ngược lại nông dân cũng ép doanh nghiệp khi tôm được giá, nguồn cung thiếu hụt. Chính sự lỏng lẻo này đã khiến mối liên kết trở nên bấp bênh.

Có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp là người quyết định đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo ra thị trường, còn nông dân chỉ làm chủ được sản xuất. Chính vì vậy, muốn sản xuất hiệu quả, bền vững thì doanh nghiệp phải sát cánh cùng nông dân, tức là sản xuất phải gắn chặt với tiêu thụ.

Cùng đó, khó khăn chung của các địa phương khi tổ chức CĐML là thiếu cán bộ chuyên môn, do vậy, mọi công việc trong quá trình sản xuất hầu như đều do nông dân tự quản lý. Chưa kể, cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa hoàn thiện, chưa xây dựng được quy trình sản xuất chuẩn… Nhiều ý kiến đề xuất, Nhà nước nên đóng vai trò chủ đạo trong mô hình này, nhằm tập hợp những người nuôi nhỏ lẻ, những vùng nuôi tôm lại thành cánh đồng tôm lớn như với cây lúa, và có một doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn đứng bên cạnh.


Có thể bạn quan tâm

Trên 3.805 héc-ta sản xuất cây ăn trái Trên 3.805 héc-ta sản xuất cây ăn trái

8 tháng của năm 2015, nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đã chuyển dịch từ đất lúa và màu sang cây ăn trái trên 1.239 héc-ta, nâng diện tích trồng cây ăn trái của địa phương từ 2.448 héc-ta (năm 2014) lên trên 3.805 héc-ta.

27/08/2015
Méo mặt vì nông sản tuột dốc Méo mặt vì nông sản tuột dốc

Đồng USD tăng giá mạnh, nhiều nước giảm giá đồng nội tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu khiến doanh nghiệp Việt gặp khó khăn. Xuất khẩu bế tắc không chỉ khiến các doanh nghiệp (DN) gặp khó mà nông dân cũng lao đao.

27/08/2015
Người nuôi ong tháo chạy vì nông tặc Người nuôi ong tháo chạy vì nông tặc

Những người nuôi ong ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng khi các trại ong của họ bị phá, các tủ nuôi bị xịt thuốc diệt côn trùng khiến ong chết. Nhiều người nuôi ong vì muốn yên thân đã phải tháo chạy khỏi những địa bàn này vì không muốn đối mặt nguy cơ sạt nghiệp.

27/08/2015
Thấy lãi trăm triệu, nông dân ồ ạt đốn quýt để trồng gừng. Thấy lãi trăm triệu, nông dân ồ ạt đốn quýt để trồng gừng.

Việc nông dân đốn quýt trồng gừng là cách làm tự phát, thiếu quy hoạch, dễ rơi vào tình trạng rớt giá, thậm chí lập lại cảnh 2.000 đồng/kg như năm 2012.

27/08/2015
Nhiều ruộng lúa chết bất thường Nhiều ruộng lúa chết bất thường

Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có rất nhiều diện tích lúa ở xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đang xanh tốt, bỗng dưng chuyển sang héo úa rồi chết. Cho rằng, lúa bị chết do nguồn nước ô nhiễm, rất nhiều nông dân đã làm đơn kiến nghị gửi các nơi, song cho đến nay vẫn chưa có cơ quan nào vào cuộc giải quyết.

27/08/2015