Thực hiện cánh đồng mẫu lớn trên tôm doanh nghiệp là chủ lực

Hiệu quả thấy rõ
Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được đánh giá là mô hình ưu việt, sẽ làm hài hòa lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp. Bởi, mô hình này giúp tăng thu nhập cho nông dân do tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất, còn doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu đảm bảo số lượng và chất lượng cùng nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài ra, CĐML giúp tăng tính cộng đồng, khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các hộ nông dân như đầu tư, áp dụng các biện pháp kỹ thuật… tạo nên sự đồng đều về năng suất, chất lượng. Đồng thời, được cung ứng vật tư đầu vào với giá cả hợp lý, bảo đảm chất lượng và bán sản phẩm trực tiếp cho doanh nghiệp, bớt khâu trung gian.
Hiện nay, chi phí thức ăn trong nuôi tôm chiếm đến 60 - 70% giá thành, mà hiện giá thức ăn vẫn luôn tăng không giảm, trong khi nhiều đơn vị thao túng giá, khiến chi phí sản xuất mỗi ngày một cao. Với người nuôi nhỏ lẻ, mua số lượng ít nên rất khó để được giá ưu đãi tại các đại lý. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu tổ chức lại được thì với mô hình lớn sẽ có sức mạnh trong việc mua vật tư đầu vào, như mua giống, thuê kỹ thuật, đồng thời tạo sức mạnh đàm phán giá cả với các đơn vị bán thức ăn. Bởi trong nuôi tôm, chỉ cần giảm được một phần đầu tư thì giá thành sản xuất sẽ hạ, sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ tăng.
Rất cần sự gắn kết
Theo nhận định chung, hiện nay, trong liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp và nhà khoa học thì mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là mắt xích quan trọng nhưng đang là khâu yếu nhất. Khi thực hiện CĐML, người nông dân và doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng nhau. Bởi thời gian qua, đã có nhiều trường hợp cả nông dân và doanh nghiệp “bẻ kèo” lẫn nhau, khiến tình hình mua bán tôm nguyên liệu gặp nhiều khó khăn. Khi tôm nhiều, xuống giá thì doanh nghiệp ép nông dân, ngược lại nông dân cũng ép doanh nghiệp khi tôm được giá, nguồn cung thiếu hụt. Chính sự lỏng lẻo này đã khiến mối liên kết trở nên bấp bênh.
Có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp là người quyết định đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo ra thị trường, còn nông dân chỉ làm chủ được sản xuất. Chính vì vậy, muốn sản xuất hiệu quả, bền vững thì doanh nghiệp phải sát cánh cùng nông dân, tức là sản xuất phải gắn chặt với tiêu thụ.
Cùng đó, khó khăn chung của các địa phương khi tổ chức CĐML là thiếu cán bộ chuyên môn, do vậy, mọi công việc trong quá trình sản xuất hầu như đều do nông dân tự quản lý. Chưa kể, cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa hoàn thiện, chưa xây dựng được quy trình sản xuất chuẩn… Nhiều ý kiến đề xuất, Nhà nước nên đóng vai trò chủ đạo trong mô hình này, nhằm tập hợp những người nuôi nhỏ lẻ, những vùng nuôi tôm lại thành cánh đồng tôm lớn như với cây lúa, và có một doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn đứng bên cạnh.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 22-5, Trung tá Hồ Chí Thanh - Phó Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, khoảng 9 giờ sáng ngày (22-5), tại kho đông lạnh của Công ty TNHH Đánh bắt chế biến thủy sản Hoàng Sa ở tổ 5, thôn Vĩnh Thành, xã Vĩnh Phương, TP.Nha Trang đã xảy ra một vụ cháy, gây thiệt hại lớn cho công ty này.

Ai đã từng đến vùng ven biển xã An Hải (Ninh Phước - Ninh Thuận) chắc hẳn không thể nào quên vùng đất một thời hoang vu, quanh năm chỉ có gió cát. Vậy mà, như một sự biến đổi diệu kỳ, giờ đây, vùng đất này đang từng ngày “đổi thịt, thay da” bởi với sự hình thành những cơ sở sản xuất tôm giống quy mô vào loại nhất, nhì cả nước.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản.

Đối với các DN xuất khẩu thủy sản trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, việc đồng đô la Mỹ tăng giá lẽ ra sẽ được lợi, nhưng thực tế nó lại tác động ngược, làm cho các yếu tố đầu vào tăng đồng biến, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Theo quy định tại Điều 6, Khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi đã loại bỏ lớp mạ băng). Mức quy định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép khoảng 15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu.