Thúc đẩy nông dân làm giàu

Ông Nguyễn Văn Thống, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, phong trào “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” là phong trào thi đua trọng tâm của HND xuyên suốt 5 năm qua.
Phong trào này đã thúc đẩy các cơ sở, hội viên HND phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh về vốn, đất đai, lao động, thị trường. Từ đó, hội viên nông dân chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Để đẩy mạnh phong trào, trong 5 năm qua, HND tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng, các DN trong và ngoài tỉnh mở 20 lớp đào tạo nghề cho 642 học viên; mở 4.160 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho trên 200.000 lượt học viên; mở 66 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng khai thác thông tin KHCN trên mạng Internet dành cho cán bộ, hội viên nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số…
Bên cạnh đó, HND chỉ đạo thực hiện 2 dự án KHCN cấp tỉnh “Nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa” tại huyện Đất Đỏ và “Trồng thanh long ruột đỏ” tại các xã Bông Trang, Bưng Riềng thuộc huyện Xuyên Mộc.
Ngoài ra, HND còn triển khai các dự án khuyến nông - khuyến ngư, xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ tiên tiến trên các loại cây trồng, vật nuôi khác. Qua đó, các hội viên HND được nâng cao kiến thức, trình độ, biết cách ứng dụng KHCN mới vào trồng trọt và chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm.
Xác định vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp là một trong những khó khăn chủ yếu của nông dân, trong những năm qua, công tác hỗ trợ về vốn, phân bón trả chậm cũng rất được các cấp Hội quan tâm.
Trong 5 năm qua, các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng tuyên truyền những chủ trương chính sách về hỗ trợ vốn của Chính phủ; hướng dẫn thủ tục, giúp cho hàng trăm ngàn lượt hộ vay với số tiền hàng ngàn tỷ đồng để phát triển sản xuất.
Thực hiện chương trình phối hợp với ngân hàng Chính sách xã hội, đến cuối năm 2014, toàn tỉnh đã có trên 24.293 hộ nông dân được vay vốn, nâng tổng số dư nợ cho vay do Hội nhận uỷ thác lên trên 530 tỷ đồng. Các cấp Hội chủ động phối hợp với các doanh nghiệp SX-KD phân bón như: Công ty Sông Lam 333, Công ty Tân Hồng lam, Công ty Sông Gianh,… cung cấp gần 6.000 tấn phân trả chậm cho hội viên nông dân.
Từ trong phong trào “nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” đã xuất hiện hàng trăm mô hình làm kinh tế giỏi trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế trang trại, ngành dịch vụ. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh đã có 8.706 hộ đạt danh hiệu nông dân giỏi cấp huyện, 1.431 hộ đạt danh hiệu ND giỏi cấp tỉnh, 211 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương.
Tiêu biểu như hộ gia đình ông Vũ Văn Hiến, một hội viên nông dân tại ấp Phước Thắng, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền. Năm 2009 được HND hỗ trợ vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn vay dành cho hộ nghèo, ông Hiến đã đầu tư vào chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Sau 5 năm, gia đình ông đã có khoản thu nhập hơn 350 triệu đồng từ đàn heo và lò ấp trứng vịt, đồng thời đạt danh hiệu thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện. Ông Hiến cho biết: “Không chỉ hỗ trợ nguồn vốn hết sức cần thiết cho nông dân, mà thông qua các lớp tập huấn kiến thức do HND tổ chức, chúng tôi còn được tiếp cận với những tiến bộ KHKT, từ đó đã thay đổi được tư duy, cách làm; năng suất và hiệu quả kinh tế có sự thay đổi rõ rệt”.
Bên cạnh hỗ trợ hội viên nông dân về KHKT, vốn, vật tư, một trong những nét nổi bật của phong trào “thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” là hướng đến tính nhân văn, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Ông Nguyễn Văn Thống, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: “Qua phong trào, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nông dân giỏi với các hộ nông dân nghèo trở thành nếp sống trong đời sống văn hóa của cộng đồng nông thôn.
Trong 5 năm qua, đã có 5.886 hộ nông dân khá, giàu giúp cho 14.737 hộ nông dân vượt nghèo tổng số tiền trên 19 tỷ đồng, 13.718 kg lúa giống, 11.357 cây giống, 4.640 con giống, 31.805 ngày công, hàng trăm tấn phân bón các loại. Nhờ vậy mà sau 5 năm, đã có 2.571 hộ nông dân được Hội giúp đỡ vươn lên thoát nghèo, góp phần vào thành tích chung giảm nghèo của tỉnh”.
Điển hình trong phong trào đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo là hộ gia đình ông Nguyễn Trính, hội viên HND xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền. Gia đình ông Trính đã đầu tư 10 tàu cá và thành lập Công ty TNHH đóng sửa tàu thuyền Tân Bền để giải quyết việc làm cho gần 300 lao động.
Ngoài ra, ông Trính cũng là chủ nhiệm của HTX Dịch vụ khai thác thuỷ sản Quyết Thắng, nơi đang duy trì việc làm cho hơn 250 lao động khác. Ông Trính chia sẻ: “Với tôi, cách giúp đỡ hội viên nông dân nghèo hiệu quả, bền vững nhất chính là phát huy truyền thống khai thác hải sản của địa phương, tạo nên công ăn việc làm, tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho họ”.
Có thể bạn quan tâm

Tại xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội có hàng ngàn con vịt chết do cúm gia cầm H5N1. Cơ quan chức năng vào cuộc và tiến hành tiêu huỷ gần 3.000 con. Đây là ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên tại Hà Nội.

Nhằm nâng cao giá trị cây vải, mang lại hiệu quả cho người dân, hướng tới xuất khẩu, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt đề án “Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều Thanh Hà, đảm bảo ATVSTP theo quy trình VietGAP”.

Sinh ra trong một gia đình đông anh em ở vùng đất bán sơn địa thuộc xã Hòa Định Tây (huyện Phú Hòa), năm học lớp 10, Vũ phải nghỉ học giữa chừng vì cha bệnh nặng. Để có tiền phụ giúp gia đình và nuôi các em ăn học, Vũ phải bươn chải kiếm sống bằng cách theo các cô bác trong làng buôn bán vật tư nông nghiệp, nông sản

Khi thu hoạch cá xong ao phải được cải tạo thật kỹ bằng cách: tháo cạn nước ao, vét lớp bùn đáy, diệt cá tạp, bón vôi, phơi đáy ao lâu hơn so nuôi các loài cá khác (phải trên 10 ngày), lấy nước vào ao, dùng hóa chất xử lý nước để ổn định môi trường nước

Việc một công ty lập đại lý, rồi thuê người đi lùng mua lá vải, nhãn khô ở Bắc Giang, Hải Dương đang gây xôn xao dư luận những ngày qua. Nhiều người lo ngại, việc gom lá khô đem bán trước mắt có thể mang lại một ít lợi ích, nhưng lâu dài hậu quả sẽ rất khó lường