Thúc đẩy nông dân làm giàu

Ông Nguyễn Văn Thống, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, phong trào “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” là phong trào thi đua trọng tâm của HND xuyên suốt 5 năm qua.
Phong trào này đã thúc đẩy các cơ sở, hội viên HND phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh về vốn, đất đai, lao động, thị trường. Từ đó, hội viên nông dân chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Để đẩy mạnh phong trào, trong 5 năm qua, HND tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng, các DN trong và ngoài tỉnh mở 20 lớp đào tạo nghề cho 642 học viên; mở 4.160 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho trên 200.000 lượt học viên; mở 66 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng khai thác thông tin KHCN trên mạng Internet dành cho cán bộ, hội viên nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số…
Bên cạnh đó, HND chỉ đạo thực hiện 2 dự án KHCN cấp tỉnh “Nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa” tại huyện Đất Đỏ và “Trồng thanh long ruột đỏ” tại các xã Bông Trang, Bưng Riềng thuộc huyện Xuyên Mộc.
Ngoài ra, HND còn triển khai các dự án khuyến nông - khuyến ngư, xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ tiên tiến trên các loại cây trồng, vật nuôi khác. Qua đó, các hội viên HND được nâng cao kiến thức, trình độ, biết cách ứng dụng KHCN mới vào trồng trọt và chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm.
Xác định vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp là một trong những khó khăn chủ yếu của nông dân, trong những năm qua, công tác hỗ trợ về vốn, phân bón trả chậm cũng rất được các cấp Hội quan tâm.
Trong 5 năm qua, các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng tuyên truyền những chủ trương chính sách về hỗ trợ vốn của Chính phủ; hướng dẫn thủ tục, giúp cho hàng trăm ngàn lượt hộ vay với số tiền hàng ngàn tỷ đồng để phát triển sản xuất.
Thực hiện chương trình phối hợp với ngân hàng Chính sách xã hội, đến cuối năm 2014, toàn tỉnh đã có trên 24.293 hộ nông dân được vay vốn, nâng tổng số dư nợ cho vay do Hội nhận uỷ thác lên trên 530 tỷ đồng. Các cấp Hội chủ động phối hợp với các doanh nghiệp SX-KD phân bón như: Công ty Sông Lam 333, Công ty Tân Hồng lam, Công ty Sông Gianh,… cung cấp gần 6.000 tấn phân trả chậm cho hội viên nông dân.
Từ trong phong trào “nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” đã xuất hiện hàng trăm mô hình làm kinh tế giỏi trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế trang trại, ngành dịch vụ. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh đã có 8.706 hộ đạt danh hiệu nông dân giỏi cấp huyện, 1.431 hộ đạt danh hiệu ND giỏi cấp tỉnh, 211 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương.
Tiêu biểu như hộ gia đình ông Vũ Văn Hiến, một hội viên nông dân tại ấp Phước Thắng, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền. Năm 2009 được HND hỗ trợ vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn vay dành cho hộ nghèo, ông Hiến đã đầu tư vào chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Sau 5 năm, gia đình ông đã có khoản thu nhập hơn 350 triệu đồng từ đàn heo và lò ấp trứng vịt, đồng thời đạt danh hiệu thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện. Ông Hiến cho biết: “Không chỉ hỗ trợ nguồn vốn hết sức cần thiết cho nông dân, mà thông qua các lớp tập huấn kiến thức do HND tổ chức, chúng tôi còn được tiếp cận với những tiến bộ KHKT, từ đó đã thay đổi được tư duy, cách làm; năng suất và hiệu quả kinh tế có sự thay đổi rõ rệt”.
Bên cạnh hỗ trợ hội viên nông dân về KHKT, vốn, vật tư, một trong những nét nổi bật của phong trào “thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” là hướng đến tính nhân văn, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Ông Nguyễn Văn Thống, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: “Qua phong trào, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nông dân giỏi với các hộ nông dân nghèo trở thành nếp sống trong đời sống văn hóa của cộng đồng nông thôn.
Trong 5 năm qua, đã có 5.886 hộ nông dân khá, giàu giúp cho 14.737 hộ nông dân vượt nghèo tổng số tiền trên 19 tỷ đồng, 13.718 kg lúa giống, 11.357 cây giống, 4.640 con giống, 31.805 ngày công, hàng trăm tấn phân bón các loại. Nhờ vậy mà sau 5 năm, đã có 2.571 hộ nông dân được Hội giúp đỡ vươn lên thoát nghèo, góp phần vào thành tích chung giảm nghèo của tỉnh”.
Điển hình trong phong trào đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo là hộ gia đình ông Nguyễn Trính, hội viên HND xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền. Gia đình ông Trính đã đầu tư 10 tàu cá và thành lập Công ty TNHH đóng sửa tàu thuyền Tân Bền để giải quyết việc làm cho gần 300 lao động.
Ngoài ra, ông Trính cũng là chủ nhiệm của HTX Dịch vụ khai thác thuỷ sản Quyết Thắng, nơi đang duy trì việc làm cho hơn 250 lao động khác. Ông Trính chia sẻ: “Với tôi, cách giúp đỡ hội viên nông dân nghèo hiệu quả, bền vững nhất chính là phát huy truyền thống khai thác hải sản của địa phương, tạo nên công ăn việc làm, tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho họ”.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện, ở Gio Linh (Quảng Trị) hiện có gần 100 trang trại, gia trại ở vùng gò đồi gồm các xã như Gio An, Gio Hoà, Hải Thái, Linh Hải…Đây là những trang trại cao su, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Điều quan trọng là đã hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá mang tính tập trung nhằm khai thác hết tiềm năng lợi thế vùng gò đồi.

Vùng gò đồi, miền núi phía Tây của huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tổng diện tích tự nhiên 34.336 ha, chiếm 78% diện tích của toàn huyện. Với lợi thế đất đai, phần lớn là đồi núi, có đất đỏ ba dan, Feralit, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và những mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xã đã tiến hành khảo sát, thống kê về diện tích đất đai, điều kiện tự nhiên và những khó khăn, thuận lợi, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH phù hợp với thực tiễn địa phương, đưa ra các chương trình hành động cụ thể để khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở vùng gò đồi.

Theo đó, xuất khẩu cả nước ước đạt 6,2 tỉ USD, nhập khẩu ước đạt 6,63 tỉ USD. Trong đó, hai nhóm hàng dệt may và điện thoại, linh kiện điện thoại vẫn là nhóm hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt lần lượt 981 triệu USD và 880 triệu USD. Về nhập khẩu, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tiếp tục là nhóm dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu với tổng hơn 1 tỉ USD.

Đó là ý kiến được TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế, đưa ra tại hội thảo cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ ở VN do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) chủ trì tổ chức hôm 21-10.