Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thúc Đẩy Công Nghiệp Chế Biến Nông Sản

Thúc Đẩy Công Nghiệp Chế Biến Nông Sản
Ngày đăng: 17/12/2014

Quy mô công nghiệp chế biến còn nhỏ, thiết bị lạc hậu là những nguyên nhân làm giá trị nông sản Việt Nam thường thấp hơn từ 15% đến 50% so với sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác.

Ngày 9/12 tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị toàn thể ISG 2014 với sự tham dự của đại diện Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc, đại diện các nhà tài trợ và cộng đồng quốc tế.

Với chủ đề “Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản: Cơ hội và thách thức”, Hội nghị thông tin đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp về định hướng phát triển, ưu tiên và môi trường đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản của Chính phủ.

Sau gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và góp phần ổn định chính trị-xã hội.

Hiện Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới trong xuất khẩu hàng hóa nông-lâm-thủy sản… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thì chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam còn thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến còn kém phát triển; quy mô công nghiệp chế biến còn nhỏ, thiết bị lạc hậu là những nguyên nhân làm giá trị nông sản Việt Nam thường thấp hơn từ 15% đến 50% so với sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác.

Các đại biểu cho rằng, nông nghiệp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng thông qua đầu tư phát triển công nghệ chế biến nông sản đặt ra những thách thức và thuận lợi trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm nông sản trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Bộ trưởng Bộ  NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, thực hiện chủ trương “Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng” theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, tháng 6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Triển khai Đề  án, Bộ NN&PTNT đã ban hành đề án và kế hoạch hành động “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch”, cùng các kế hoạch hành động cho các lĩnh vực khác nhau, từ tái cơ cấu đầu tư công, khoa học kỹ thuật… cho đến các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.

Theo Đề án, đến năm 2030, Nhà nước sẽ cùng với các doanh nghiệp đầu tư theo hướng gia tăng các ngành hàng nông-lâm-thủy sản phải tăng bình quân 20%; giảm tổn thất sau thu hoạch 50% so với hiện nay.

Với quan điểm lấy thị trường là xuất phát điểm thúc đẩy, điều chỉnh phân bổ nguồn lực sản xuất trong ngành, Bộ NN&PTNT khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư sâu hơn trong các phân khúc có giá trị gia tăng cao như chế biến, thương mại trong chuỗi giá trị hàng hóa nông sản.

Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần có sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò “động lực” kết nối sản xuất, chế biến với thị trường, Nhà nước hỗ trợ mạnh mẽ thông qua cơ chế chính sách đột phá và môi trường đầu tư lành mạnh, thuận lợi.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Phát triển công nghiệp chế biến cũng đồng nghĩa với khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Thúc đẩy công nghiệp chế biến cũng đồng nghĩa tạo môi trường đầu tư thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thực hiện chỉ  đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đang khẩn trương rà soát các cơ chế chính sách để cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/135079/thuc-day-cong-nghiep-che-bien-nong-san.html


Có thể bạn quan tâm

Liên hiệp hợp tác xã thanh long Bình Thuận liên kết cùng phát triển Liên hiệp hợp tác xã thanh long Bình Thuận liên kết cùng phát triển

Lần đầu tiên trên địa bàn Bình Thuận, một Liên hiệp hợp tác xã (HTX) thanh long đã được hình thành và ra mắt. Sự kiện này được xem là bước ngoặt, với hy vọng góp phần phát triển sản xuất và tiêu thụ trái thanh long, tạo sản phẩm an toàn phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước...

22/06/2015
Hoa giữa đời thường người phát triển giống nhãn xuồng cơm vàng Hoa giữa đời thường người phát triển giống nhãn xuồng cơm vàng

Đó là anh Phan Thanh Nhàn, hội viên Hội Nông dân phường 11 (TP.Vũng Tàu). Từ giống nhãn xuồng cơm vàng của gia đình, anh Nhàn tìm tòi, học hỏi kỹ thuật chiết, ghép và nhân rộng giống, góp phần đưa giống nhãn đặc biệt này đi khắp mọi nơi.

22/06/2015
Bưởi da xanh Thành Triệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Bưởi da xanh Thành Triệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu

Tham gia chương trình tôn vinh sản phẩm nông nghiệp năm 2014 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo, Bến Tre có 3 sản phẩm được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ chọn gửi dự thi gồm: bưởi da xanh (Tổ hợp tác bưởi da xanh Thành Triệu, huyện Châu Thành), nhãn xuồng cơm vàng (xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại), dừa xiêm xanh (xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm).

22/06/2015
Thanh long ruột đỏ làm giàu cho nhà nông Thanh long ruột đỏ làm giàu cho nhà nông

“Nếu có đầu ra ổn định thì tính về hiệu quả kinh tế, khó có cây trồng nào qua thanh long”-anh Nguyễn Đức Hoàng, chủ nhân 500 gốc thanh long ở thôn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai khẳng định như vậy sau hơn 3 năm gắn bó với loại cây này.

22/06/2015
Nam Tân (Nghệ An) bội thu dưa đỏ Nam Tân (Nghệ An) bội thu dưa đỏ

Vụ hè thu năm nay, xã Nam Tân (Nam Đàn - Nghệ An) đưa vào sản xuất 75 ha dưa đỏ. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích dưa đã cho thu hoạch với năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

22/06/2015