Thuận Thành Chủ Động Tưới Tiêu Cho Sản Xuất Vụ Mùa

Vụ mùa năm 2013, huyện Thuận Thành xây dựng kế hoạch gieo trồng 6.300ha cây trồng các loại, trong đó lúa 5.700ha lúa, 600 ha cây mầu các loại.
Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.
Trường hợp hạn trên diện rộng thì sử dụng trạm bơm công suất lớn tạo nguồn cho các trạm bơm công suất nhỏ, bơm dầu hoạt động chống hạn.
Trong công tác chuẩn bị cơ sở vật chất nhằm chủ động tưới tiêu nước phục vụ sản xuất vụ mùa 2013, ngay từ đầu năm huyện Thuận Thành đã hoàn thành công tác thủy lợi nội đồng với tổng khối lượng đất đào đắp thực hiện hơn 100.000 m3, đạt 100% kế hoạch.
Thực hiện chỉ đạo của Sở NN và PTNT, Cty TNHH một thành viên KTCTTL (Cty KTCTTL) huyện đã phối hợp với các phòng chức năng, các địa phương tiến hành kiểm tra các công trình thủy lợi trên địa bàn trước mùa mưa bão. Cty đã tập trung tu bổ, sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống cánh cống, phai phụ, máy đóng, mở các cống dưới đê, cống nội đồng; Toàn bộ trạm bơm điện do Cty KTCTTL huyện quản lý được kiên cố hóa, máy móc thiết bị được nâng cấp, duy tu 100%, Cty thường xuyên tiến hành nạo vét, vớt bèo rác khơi thông dòng chảy các kênh.
UBND huyện phát động chiến dịch khơi thông dòng chảy nhằm đảm bảo cho công tác chống úng hạn đạt hiệu quả cao nhất. Ngay khi thu hoạch vụ xuân, huyện chỉ đạo các địa phương triển khai đắp bờ giữ nước các chân ruộng trũng để có diện tích làm đất ngay. Việc khoanh vùng giữ nước vừa chống hạn vùng cao, vừa giảm áp lực tiêu cho vùng trũng nên đây là biện pháp phòng chống hạn, úng rất hiệu quả.
Để thực hiện tốt công việc này, các xã, thị trấn tích cực kiểm tra tu bổ hệ thống bờ vùng, bờ thửa, tôn cao, khép kín những khu vực cao, thấp cục bộ đảm bảo an toàn cho công tác phòng, chống úng, hạn của từng vùng. UBND huyện đã thành lập tiểu ban chống úng nội đồng.
Xí nghiệp thủy nông huyện đã xây dựng các phương án cụ thể trong từng tình huống mưa bão. Tích cực kiểm tra việc đóng và hoành triệt các cống dưới đê, chuẩn bị các điều kiện cần thiết như bao tải, đất để xử lý ngay khi có hiện tượng nước rò rỉ qua cánh cống. Cán bộ phụ trách địa bàn các xã thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình trên địa bàn để phát hiện và đề nghị địa phương xử lý kịp thời các công trình bị sự cố, ách tắc.
Các trạm bơm điện thường xuyên kiểm tra, theo dõi thiết bị đảm bảo an toàn nếu có mưa úng xảy ra. Trong trường hợp mưa lớn, bão đổ bộ vào địa bàn huyện, các công trình đầu mối tập trung tối đa công suất máy để tích cực bơm tiêu chống úng. Các lực lượng xung kích tập trung xử lý những sự cố xảy ra.
Các cụm phối hợp với các địa phương tích cực kiểm tra đôn đốc khơi thông dòng chảy, vật cản sau bão, đảm bảo kênh, mương, cống, đập tiêu thoát nước tốt. Ưu tiên tiêu úng để ứng cứu những vùng có diện tích ngập trắng, không để tình trạng nước chảy tràn lan xuống vùng trũng.
Khi dự báo không còn mưa, các vùng tập trung đắp giữ nước vừa đủ cho cây lúa, không để tình trạng tiêu kiệt trên đồng gây hạn ngay sau tiêu, hệ thống đầu mối bơm tiêu duy trì mực nước trong nội đồng đúng quy trình hệ thống. Sau khi tiêu úng, tiếp tục kiểm tra hệ thống công trình để phát hiện, xử lý kịp thời những sự cố, đảm bảo sản xuất an toàn.
Để thực hiện tốt công tác thủy nông phục vụ sản xuất vụ mùa năm 2013, UBND huyện Thuận Thành tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên nạo vét, khơi thông dòng chảy, củng cố khép kín bờ vùng, bờ khoảnh, cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc sẵn sàng cho công tác PCLB. UBND các xã, HTX chủ động ngăn chặn và xử lý dứt điểm những vi phạm công trình thủy lợi, bảo đảm an toàn cho 100% diện tích đất nông nghiệp của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Bước lên con thuyền xi măng kéo dây, đưa chúng tôi qua sông Kiến Giang để sang bên trang trại của anh Tống Sỹ Hoàn, thôn Hiếu Thiện, xã Vũ Hội (Vũ Thư - Thái Bình). Nơi đây giống như một ốc đảo xanh, không khí trong lành, cây cối xanh tươi soi bóng xuống những chiếc ao rộng, đàn vịt, ngỗng tung tăng bơi lội, cá quẫy đớp mồi.

Xã Sơn Ninh, Hương Sơn , Hà Tĩnh nằm cạnh con sông Ngàn Phố, người dân quanh năm sống chung với lũ, lụt. Nhưng về với Sơn Ninh vào dịp lễ Giáng Sinh năm nay, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự “thay da đổi thịt” của mảnh đất này...

Mô hình nuôi rắn mối tại xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bình Thuận được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh triển khai cách đây chưa lâu. Kết quả cho thấy, con nuôi này có thể đem lại nguồn thu nhập ổn định cho lao động nông nhàn, bởi vốn đầu tư không lớn và cũng không tốn nhiều công sức…

Trong khi, theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì lượng phân vô cơ bón cho 1ha tiêu để đạt năng suất cao nhất và hiệu quả kinh tế là từ 200 – 400kg N, 100 – 200kg P2O5, 225 – 400kg K2O trong mỗi năm, tùy theo chân đất và loại trụ trồng tiêu. Việc bón bổ sung phân hữu cơ hoặc phân bón lá đã cung cấp thêm một lượng dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cho cây tiêu. Phân gà và phân hữu cơ chế biến có tác dụng tốt trong phòng trừ bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici.

Nhu cầu về thực phẩm vào dịp Tết dự tính tăng khoảng 30%, tuy nhiên, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, với việc tăng đàn gia súc, gia cầm hiện nay, nguồn cung sẽ được đảm bảo.