Thừa Thiên Huếtrúng To Vụ Lúa Hè Thu

Vượt qua khó khăn, thách thức, vụ lúa hè thu năm nay tại nhiều địa phương được mùa.
Cánh đồng được mùa ở Quảng Điền
Năng suất cao
Ông Hoàng Văn Vọng ở xã Điền Hải (Phong Điền - Thừa Thiên Huế) phấn khởi: “Lâu rồi bà con mới có vụ lúa hè thu được mùa. Vụ hè thu trước, năng suất bình quân mỗi sào chỉ 2 tạ. Vụ này, gia đình gieo trồng hơn năm sào, mỗi sào đạt 2,7 tạ, cao hơn 0,7 tạ so với vụ hè thu trước”.
Chủ tịch UBND xã Điền Hải, ông Nguyễn Xuân Công thông tin, địa phương là vùng đất thường nhiễm phèn, thiếu chủ động nguồn nước trong mùa nắng hạn nên năng suất lúa nhiều năm thường đạt thấp. Vụ lúa hè thu này, toàn xã gieo cấy khoảng 185 ha các giống HT1, TH5 và Khang Dân, năng suất bình quân đạt 52 tạ/ha được xem là cao so với nhiều vụ hè thu trước.
Xã Phong Chương (Phong Điền) cũng là địa phương gặp nhiều khó khăn về nguồn nước tưới trong mùa nắng hạn. Vụ hè thu này gặp thời tiết nắng hạn gay gắt, sâu bệnh gây hại nhưng vẫn cho năng suất cao.
Ông Nguyễn Văn Lưu, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Mỹ Phú chia sẻ, toàn HTX gieo cấy 180 ha, các giống lúa chủ lực, như Khang Dân, TH5, HT1... Khắc phục thời tiết phức tạp, sâu bệnh gây hại, tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất bình quân vụ này của HTX đạt trên 50 tạ/ha, cao hơn nhiều vụ hè thu trước từ 5-10 tạ.
Tại xã Quảng Thái (Quảng Điền), nhiều năm qua do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nắng hạn gay gắt, sâu bệnh triền miên nên năng suất nhiều vụ hè thu chỉ đạt từ 35 tạ đến 40 tạ/ha. Nông dân địa phương không ngờ vụ hè thu này lại được mùa.
Toàn xã gieo cấy khoảng 300 ha, năng suất bình quân ước đạt 54 tạ/ha. Tại HTX Nông nghiệp Thống Nhất, ông Hồ Diệu, Trưởng ban Kiểm soát cho biết, toàn HTX gieo cấy gần 100 ha lúa, các giống TH5, HT1, Hưng Dân, Khang Dân. Qua kiểm tra, năng suất lúa bình quân toàn HTX ước đạt 51 tạ/ha.
Tại huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Thông, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện tỏ ra phấn khởi trước vụ lúa hè thu được mùa. Những vùng đất không chủ động nguồn nước tưới, chủ yếu “nhờ trời”, như các xã khu 3, các xã Lộc Tiến, Lộc Thủy... vẫn đạt năng suất bình quân 50 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay.
Giữa vụ hè thu, các địa phương có khoảng 500 ha lúa gặp hạn. Nhờ những đợt mưa dông đầu tháng 7 và nông dân tích cực nạo vét kênh mương, ao hồ để tưới nên không có diện tích cháy, năng suất lúa đảm bảo.
Chọn giống phù hợp
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, toàn huyện gieo cấy 5.160 ha lúa các loại, năng suất bình quân ước đạt 55 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Yếu tố thành công vụ hè thu là các địa phương chủ động nguồn nước tưới.
Người dân vùng Ngũ Điền, các xã Phong Chương, Phong Bình sử dụng tiết kiệm nước, tích cực nạo vét kênh mương, ao hồ để tạo nguồn nước tưới chống hạn. Nông dân tuân thủ lịch thời vụ, quy trình, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc, bón phân hợp lý... nên năng suất lúa bình quân ở Ngũ Điền và một số địa phương đạt cao, trên 55 tạ/ha.
Tin vui từ Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, vụ hè thu 2014, huyện Quảng Điền gieo cấy gần 4.000 ha lúa, năng suất bình quân ước đạt 67 tạ/ha, cao nhất toàn tỉnh. Các địa phương có năng suất cao từ 70 tạ trở lên, như Quảng Phước, Quảng Thành, Quảng An...
Ông Lê Văn Thứ, Chủ nhiệm HTX Đông Phú cho rằng, những yếu tố mang lại năng suất cao là việc chọn giống phù hợp đưa vào gieo cấy. Toàn bộ diện tích trên địa bàn HTX đều gieo cấy giống lúa TH5, thích hợp với đồng ruộng địa phương, chống chịu rất tốt nhiều loại sâu bệnh. Tại các vùng ven đầm phá, nông dân tích cực nạo vét ao hồ, kênh mương thủy lợi tạo nguồn nước đưa vào đồng ruộng để thau chua, rửa mặn và tưới nên không ảnh hưởng lớn đến năng suất do hạn hán. Sâu bệnh rộ lên thời điểm cuối vụ, được các cơ quan, ban ngành và nông dân tích cực xử lý kịp thời và hiệu quả.
Ông Trần Quang Phước, Trưởng phòng Trồng trọt thuộc Sở NN&PTNT tỉnh thông tin, đến nay, vẫn chưa đánh giá cụ thể năng suất vụ lúa hè thu toàn tỉnh. Nhưng qua kiểm tra và báo cáo của các địa phương, thì vụ hè thu 2014, hầu hết toàn tỉnh đều được mùa. Năng suất bình quân tại các địa phương đạt từ 50 tạ/ha trở lên. Các huyện, thị xã đạt năng suất cao từ 58 tạ đến 67 tạ, như các huyện Quảng Điền, Phú Vang, thị xã Hương Thủy...
Có thể bạn quan tâm

Về phía người dân, phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tuân thủ mùa vụ thả, nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chức năng; quản lý tốt nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình chăn nuôi thủy sản, người dân cần sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố, sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y…

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai thực hiện sau 4 năm trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả khả quan, với nhiều dấu ấn tích cực; tạo bước tiến dài và là cơ sở vững chắc để tỉnh ta hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu theo đúng lộ trình đề ra trong giai đoạn 2011 - 2015 dù còn không ít gian nan, thách thức...

Trong năm 2014, Ban chỉ đạo giảm nghèo đã tổ chức tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cho 662 hộ nghèo được bình xét trên địa bàn 38 xã. Nhờ có chương trình, đa số các hộ trồng trọt chăn nuôi đều có hiệu quả, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.

Điều cốt lõi của nông thôn mới là nâng cao chất lượng sống của nông dân, thể hiện rõ nhất ở mức thu nhập. Trong đó, 2 địa phương “đột phá” trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã đạt những con số ấn tượng: TX.Long Khánh đạt thu nhập bình quân 38,6 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 2 lần so với năm 2009), Xuân Lộc đạt 37,6 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3 lần so với năm 2008).

Hội Làm vườn huyện Lai Vung hiện có 651 hội viên, tăng 181 hội viên so với năm 2013. Hội đã thành lập được 4 Hội Làm vườn ở các xã: Vĩnh Thới, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Hòa. Năm 2014, Hội vận động nhà vườn tổ chức các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao như: tổ liên kết trồng quýt của Hội Cựu chiến binh xã Long Hậu, tổ hợp tác trồng thanh long, cam xoàn xã Vĩnh Thới,...