Thừa Thiên Huế Thả Hơn 31 Ngàn Cá Giống Nước Ngọt Trên Sông Hương

Hưởng ứng kỷ niệm 55 ngày Bác Hồ về thăm làng cá (1/4/1959 – 1/4/2014), ngày 31/3, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND xã Hương Thọ (Hương Trà) tổ chức lễ phát động thả cá giống nước ngọt trên sông Hương ở chân cầu Tuần thuộc thôn La Khê Bãi, xã Hương Thọ, góp phần bổ sung giống thủy sản tại các lưu vực sông và hồ tự nhiên, tái tạo các loài thủy sản bản địa; đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức giữ gìn nguồn lợi thủy sản nước ngọt cho người dân.
Đợt này, chi cục đã thả 7.000 cá trắm, 7.000 cá rô phi, 6.400 cá mè hoa, 5.800 cá chép và 5.000 các trê. Được biết, các loài giống thủy sản thả đợt này từ nguồn kinh phí tái tạo thủy sản hàng năm và một số trại giống trên địa bàn tỉnh hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm

Thành công của mô hình đầu tiên phủ bạt cho sầu riêng ở Lâm Đồng của gia đình ông Lê Văn Hải ở xã Đạ Ploa, huyện Đạ Huoai đã mở ra triển vọng có thể khiến sầu riêng cho thu hoạch trái vụ là một cách làm hay, đáng học hỏi.

Khi mới nghe câu chuyện về ông Võ Văn Sơn, thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thu 30 tỷ đồng mỗi năm, tôi cứ ngỡ chắc đấy là tổng thu, còn lãi có khi một vài tỷ, thậm chí mấy trăm triệu đồng là cùng.

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho vay tại các dự án phát triển sản xuất ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần giúp bổ sung 3 cái thiếu của ND ở đây, là thiếu vốn, kiến thức và thị trường tiêu thụ.

Đất nông nghiệp có tác động rất lớn đến đời sống của nông dân. Việc bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói chung không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn góp phần to lớn đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Giống lúa bắc thơm 9 của Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã được Cục Trồng trọt công nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc theo Quyết định số 556/QĐ-TT-CLT ngày 9.12.2013.