Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thừa Thiên Huế Nuôi Tôm Cao Triều Ở Quảng Công: 100% Hộ Nuôi Có Lãi

Thừa Thiên Huế Nuôi Tôm Cao Triều Ở Quảng Công: 100% Hộ Nuôi Có Lãi
Ngày đăng: 07/11/2014

Trong khi nuôi tôm sú vẫn đang gặp nhiều khó khăn thì người nuôi tôm cao triều ở Quảng Công (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) nhiều năm qua liên tiếp “trúng lớn”.

Ông Dương Định, một hộ nuôi tôm, cho biết: Từ sau khi Nhà nước có quyết định giao diện tích nuôi trồng thủy sản cao triều thì năm nào các hộ nuôi cũng có lãi. Hiện nay tôi đang nuôi 2 hồ với diện tích 0,7 ha. Vụ vừa rồi thu được hơn 1 tấn tôm sú, với giá 200.000 đồng/1kg, trừ mọi chi phí lãi hơn 100 triệu đồng”.

Dự án nuôi tôm cao triều Quảng Công – Hải Dương được triển khai vào năm 2002 và đưa vào nuôi sau đó một năm. Một diện tích đất nông nghiệp lớn bị nhiễm mặn nặng được đầu tư, cải tạo thành hồ nuôi tôm. Lúc đó người dân còn nhiều băn khoăn, lo lắng việc chuyển đổi này. Họ cho rằng bao đời nay vẫn sống cùng cây lúa thì nay chuyển sang một mô hình kinh tế mới, còn khá mới mẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vấn đề lương thực luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Năm 2003, những con giống đầu tiên được thả nuôi, biết bao hy vọng đổi đời từ con tôm được thắp lên. Tuy nhiên, do hồ nuôi còn quá mới, nhiễm các chất có hại, trạm bơm nước lợ lại vận hành yếu, cộng với việc bà con chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật… nên người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Năm 2008, UBND tỉnh có chủ trương đấu giá, giao hồ nuôi tôm lại cho người dân, vừa để người dân chủ động trong nuôi trồng, vừa tăng thêm việc làm ở nông thôn. Cùng với chủ trương này, Nhà nước cũng đầu tư thêm 1,2 tỷ đồng xây dựng một trạm bơm mới, cùng với nâng cấp hồ chứa nước trước khi đưa vào các hồ nuôi. Dự án IMOLA hỗ trợ thêm 1 trạm bơm nước ngọt nhỏ. Sự “đầu tư” này, đã giúp bà con chủ động hơn trong việc điều tiết lượng nước, độ mặn phù hợp.

Ông Lê Nguyên Sĩ, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công cho biết: “Nhờ sự chủ động về thủy lợi, người dân đã quản lý tốt độ mặn, độ PH, điều tiết lượng nước trong hồ để con tôm phát triển tốt nhất. Xã đã thành lập BQL điều hành trạm bơm, 4 tổ tự quản, hỗ trợ người dân trong việc bảo vệ và nuôi trồng thủy sản. Xã cũng tiến hành các mô hình thí điểm để lựa chọn giống, quy trình kỹ thuật hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, hằng năm huyện và tỉnh đều mở các lớp tập huấn để nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cho bà con”.

Hiện nay, khu nuôi tôm cao triều Quảng Công có 26,7 ha được chia thành 40 hồ, với 34 hộ tham gia. Một năm thả nuôi hai vụ, trong đó vụ chính thả chuyên tôm, bắt đầu từ giữa tháng 3 đến tháng 7 hàng năm. Vụ phụ nuôi cua, cá và ươm cá giống, bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau.

Ông Sĩ vui mừng: “Những năm trở lại đây, năm nào người nuôi tôm cao triều cũng có lãi, năm sau cao hơn năm trước, riêng vụ tôm năm 2014 đạt sản lượng 150 tấn, tăng 50 tấn so với năm trước, 100% hộ nuôi đều có lãi từ 40 - 120 triệu đồng. Thời gian đến, địa phương sẽ thúc đẩy nuôi thâm canh, hướng đến mô hình nuôi công nghiệp kết hợp với các dịch vụ khác để tạo ra một chu kỳ khép kín, nâng cao năng suất”.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho biết: “Định hướng của huyện những năm tới sẽ tiếp tục đầu tư trọng điểm cho mô hình nuôi tôm cao triều ở Quảng Công phát triển có hiệu quả lâu dài. Phòng NN & PTNT huyện đang đề xuất đầu tư thêm hệ thống điện để phục vụ khâu chăm sóc, kỹ thuật cho bà con. Bên cạnh đó cũng kiến nghị với các cấp trên cần hỗ trợ tốt hơn về con giống, vì hiện nay trong tỉnh chưa chủ động về nguồn giống tôm”.


Có thể bạn quan tâm

Trồng xen canh để tái canh cà phê ở Hướng Hóa Trồng xen canh để tái canh cà phê ở Hướng Hóa

Là huyện miền núi, Hướng Hóa (Quảng Trị) có quỹ đất nông nghiệp không nhiều nhưng bù lại chất đất ba dan tương đối tốt. Những năm qua, huyện đã quy hoạch đất nông nghiệp, phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá.

24/10/2015
Giá mía tăng 200 đồng/kg Giá mía tăng 200 đồng/kg

Theo nông dân trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang hiện thương lái mua mía tại ruộng (giống ROC 16) đang ở mức từ 1.100 - 1.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với đầu vụ (giữa tháng 9).

24/10/2015
Sử dụng rơm rạ hiệu quả Sử dụng rơm rạ hiệu quả

Trong khi nông dân nhiều nơi sau mỗi vụ thu hoạch lúa đều đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng rất lãng phí thì người dân thôn Vĩnh Lưu, xã Phú Lương (Phú Vang, Thừa Thiên Huế), lại thu gom để phát triển mô hình trồng nấm rơm hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

24/10/2015
Giải pháp nào phát triển bền vững ngành hồ tiêu diện tích vượt ngưỡng Giải pháp nào phát triển bền vững ngành hồ tiêu diện tích vượt ngưỡng

Liên tiếp trong một thời gian ngắn, nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức ở những vùng trọng điểm của cây hồ tiêu như Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Tất cả các diễn đàn này đều có chung một nỗi lo: Diện tích hồ tiêu đang tăng nhanh và rất khó kiểm soát.

24/10/2015
Liên kết sản xuất nâng cao chuỗi giá trị giống lúa ST20 Sóc Trăng Liên kết sản xuất nâng cao chuỗi giá trị giống lúa ST20 Sóc Trăng

Giống lúa thơm ST20 được chọn lọc từ tổ hợp lai (ST3/Tám thơm Hải Hậu đột biến/Hoa sữa, ST1/KDM105, Tám thơm đột biến 35-4-2).

24/10/2015