Thừa Thiên Huế Hỗ Trợ Thiết Bị Đo Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Quảng Điền

Huyện Quảng Điền có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ chiếm 633,81 ha với 63 tổ nuôi trồng thủy sản tập trung ở các xã, thị trấn: Quảng Thành, Quảng An, Quảng Phước, Quảng Lợi, Quảng Công, Quảng Ngạn và thị trấn Sịa.
Đầu vụ 2014, tình hình dịch bệnh đã xảy ra với diện tích 6,29 ha, chủ yếu là bệnh đốm trắng và bệnh môi trường đã làm thiệt hại đến kinh tế của người nuôi. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình nuôi các hộ ngư dân chưa được trang bị các thiết bị đo môi trường nên việc kiểm tra các chỉ số môi trường chưa được thường xuyên và kịp thời.
Để giúp cho người dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản, Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Quảng Điền đã phối hợp cùng với Dự án Sáng kiến và Phát triển địa phương Thích ứng biến đổi khí hậu hỗ trợ 15 bộ thiết bị đo môi trường cho 15 tổ nuôi trồng thủy sản. Các thiết bị bao gồm: test thử pH, test thử KH, thiết bị đo độ mặn bằng điện tử.
Kể từ đó, trong quá trình nuôi, các tổ có thể kiểm tra môi trường nước nuôi cho nhau và đồng thời trao đổi những kinh nghiệm thiết thực, biết được các chỉ số pH, KH, độ mặn để có thể kịp thời xử lý khi có những biến động xảy ra trong ao nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.

Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.

Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.