Thủ Tướng Cho Phép Lâm Đồng Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất Rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng 5.151 m2 đất rừng phòng hộ để xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho UBND tỉnh Lâm Đồng chuyển mục đích sử dụng 3.536 m2 rừng trồng Thông ba lá (thuộc khoảnh 8, tiểu khu 149B, rừng phòng hộ môi trường cảnh quan thành phố Đà Lạt) để xây dựng Trường Cao đẳng nghề du lịch Đà Lạt.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng trên theo thẩm quyền và đúng quy định hiện hành.
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà lạt được nâng cấp trên cơ sở trường Trung Cấp Du lịch Đà Lạt. Trường có chức năng đào tạo học sinh trình độ Cao Đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề du lịch và các trình độ thấp hơn với các nghiệp vụ: Quản lý khách sạn - Nhà hàng vừa và nhỏ; Nghiệp vụ lễ tân; Quản trị Lưu trú du lịch; Quản trị Nhà hàng; Kỹ thuật chế biến món ăn; Nghiệp vụ lữ hành hướng dẫn; Nghiệp vụ An ninh khách sạn...
Hiện nay, trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt có trụ sở tại số 10 Lý Tự Trọng, phường 2, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/thu-tuong-cho-phep-lam-dong-chuyen-muc-dich-su-dung-dat-rung-post136015.html
Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh nhấn mạnh từ khi du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2000, ngành kinh tế mắc ca đã manh nha hình thành khi giá trị kinh tế loại cây trồng được mệnh danh “hoàng hậu của các loại hạt khô” không hề nhỏ.

Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.

Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên, trong năm 2015, dự án này tiếp tục thực hiện chương trình Gap theo mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học tại đầm Ô Loan (khu vực các xã An Cư, An Hải, huyện Tuy An).

Địa hình nhiều đồi núi, độ che phủ rừng lớn là điều kiện thuận lợi cho nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển đàn ong mật. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng thương hiệu loại hàng hóa đặc sản này đang được địa phương quan tâm.

Anh Trần Văn Vương - Phó Trưởng Công an xã Ninh Vân kể cho tôi nghe câu chuyện khá lý thú về dê hoang trên núi Hòn Hèo. Thấy tôi hăng hái muốn lên núi tìm dê hoang, anh đã tình nguyện đi cùng. Sau cơn mưa đêm cuối năm, con đường lên đỉnh Hòn Hèo vốn đã gập ghềnh lại càng trở nên khó đi. Tôi và anh Vương gửi xe ở một chòi canh rẫy ngay bìa rừng để ngược lên khu vực thùng Ba Dao (Hòn Hèo) tìm bầy dê hoang.