Thu tiền tỷ nhờ nuôi heo bằng phương pháp độc - lạ
Những năm 2009 - 2013, khi giá heo hơi lên xuống thất thường, dịch bệnh tràn lan ở một số trại heo lớn ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, nhiều trại lớn phải giảm đàn, còn những trại nhỏ thì rơi vào tình trạng phá sản, thua lỗ. Trong giai đoạn đó, với quy mô trên dưới 10 con nái và khoảng 30 con heo thịt nhưng gia đình ông Sơn rất chật vật khi phải liên tục bù lỗ do giá heo hơi xuống quá thấp.
Trước thực trạng đó và lòng đam mê với nghề, ông Sơn quyết tâm tìm ra giải pháp để tháo gỡ khó khăn. Từ nền tảng kỹ thuật chăn nuôi truyền thống, ông quyết định phải chuyển sang phương pháp hoàn toàn mới với tiêu chí giảm chi phí đầu vào, đảm bảo ổn định chất lượng đầu ra giúp tăng lợi nhuận trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn.
Một lần tình cờ phát hiện đàn heo phản ứng với tiếng nhạc, đặc biệt là nhạc trữ tình và nhạc không lời. Ông Sơn suy luận, chất lượng bò sữa có thể nâng lên nhờ nuôi bằng phương pháp cho bò nghe nhạc, vậy nếu áp dụng với heo nhất định sẽ cho kết quả. Song song đó, ông Ba Sơn có thêm ý tưởng “cực kỳ lạ đời” là thay đổi nhịp sinh học cho đàn heo, thay vì cách nuôi thường cho heo ăn ban ngày, ngủ ban đêm thì lão nông này làm ngược lại.
Cách làm mới giúp ông Sơn rút ngắn được thời gian nuôi khoảng 10 ngày nhưng heo vẫn tăng trọng tốt và ít dịch bệnh. Ông Sơn phân tích, nếu nuôi bằng phương pháp thông thường thì heo hơi phải đủ 3 tháng 15 ngày mới có thể xuất chuồng, với chi phí đầu tư khoảng từ 3,9 - 4 triệu đồng/con. Trong khi đó, phương pháp cho heo ngủ ngày ăn đêm kết hợp với nghe nhạc giúp tôi rút ngắn thời gian nuôi khoảng 10 ngày, như vậy phương pháp mới giúp tôi tiết kiệm khoảng trên 170 ngàn đồng/con, bao gồm chi phí thức ăn, nhân công, điện, nước...
Bên cạnh đó, theo sự chia sẻ từ ông Ba Sơn, không những heo thịt cho kết quả khả quan với việc nghe nhạc mà cả heo nái và heo hậu bị cũng cho kết quả tương tự. Heo nái đang giai đoạn cho con bú, nếu được nghe nhạc lượng sữa sẽ nhiều hơn, trong khi đó đối với heo hậu bị thì lên giống rất tốt và tỷ lệ đậu thai cũng cao hơn.
Ông Nguyễn Trí Tuệ, Trưởng phòng chăn nuôi - Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: “Phương pháp cho heo nghe nhạc và ngủ ngày ăn đêm không phải là cách làm “lạ đời”, phản khoa học. Cách làm này khá thông minh và phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam.
Bởi vì khí hậu ở tỉnh ta khá nóng bức, khi cho heo ăn ban ngày sẽ không tạo được cảm giác thoải mái và kích thích heo thèm ăn, chưa kể đến ban ngày heo vận động nhiều sẽ làm tiêu tốn 1 lượng calo không nhỏ, nếu phần năng lượng được tích trữ lại sẽ giúp heo mau lớn hơn. Trong khi đó, thời tiết về đêm mát dịu làm cho heo có cảm giác thoải mái và ăn nhiều hơn.
Song song với việc thay đổi nhịp sinh học, thì cho heo nghe nhạc phù hợp theo chu kỳ sẽ làm cho đàn heo hình thành được thói quen phản ứng với nhạc, làm cho heo phấn khích, kích thích heo ăn nhiều hơn, vì vậy đàn heo tăng trọng tốt hơn”.
Việc thay đổi nhịp sinh học của đàn heo kết hợp với việc cho heo nghe nhạc tạo nên một sự đột phá mới, giúp ông Ba Sơn tiết kiệm được rất nhiều chi phí và sức lao động trong chăm sóc. Không dừng lại với thành công đã có, hiện ông Sơn chuyển từ chăn nuôi heo thịt thương phẩm sang đầu tư sản xuất heo giống.
Hiện trại chăn nuôi với quy mô tổng đàn khoảng 160 con nái và trên 20 con heo nọc, trung bình một năm trại chăn nuôi của ông Sơn có thể cung cấp cho thị trường khoảng 2.500 - 2.600 con heo giống. Với giá dao động 1,6 - 1,8 triệu đồng mỗi con, doanh thu một năm của trại hiện trên 4 tỷ đồng. Sau khi trừ tất cả chi phí, ông thu lãi khoảng gần 1,2 tỷ đồng.
Theo đánh giá của ông Sơn thì đầu tư sản xuất heo giống sẽ cho lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi heo thịt. Song để thành công đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật tốt, đặc biệt phải tuân thủ khắc khe các quy tắc phòng bệnh thú y. Hiện tại, heo giống của Trại chăn nuôi Ba Sơn không những được tiêu thụ mạnh trên địa bàn tỉnh mà Trại chăn nuôi Ba Sơn còn là địa chỉ tin cậy cho bà con chăn nuôi ở các tỉnh thành lân cận.
Nhờ sự nhạy bén, chịu khó học hỏi trong sản xuất, ông Sơn chọn phương pháp chăn nuôi ngược với cách làm truyền thống của nhiều người, chính nhờ sự khác biệt đó đã mang đến thành công cho ông, vừa qua ông Sơn vinh dự được nhận Bằng khen của UBND tỉnh trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn (2012 - 2014).
Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm quảng canh cải tiến theo mô hình cánh đồng tôm lớn đang được nhân rộng ở huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả cao.

Với ý chí và quyết tâm vươn lên làm giàu, nông dân Lê Hữu Mông ở khu 4, phường Long Thủy (TX. Phước Long, Bình Phước) đã thành công với mô hình nuôi rắn hổ trâu (hổ vằn). Với 40 con rắn bố mẹ, trên 200 rắn con, hàng trăm quả trứng rắn và trên 60 rắn nước, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Quế Trà Bồng là một trong những đặc sản được xác lập kỷ lục Châu Á. Thế nhưng, giai đoạn 2008 - 2011, nhiều địa phương ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) “quay lưng” với cây quế để trồng các cây lâm nghiệp khác hiệu quả kinh tế cao hơn. Những năm gần đây, nhờ các chính sách 30a, 135 của Chính phủ, Trà Bồng từng bước vực dậy và phát triển cây quế...

Nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, thời gian qua, xã Nâm N’đir (Krông Nô) đã tập trung xây dựng nhiều mô hình chuyên canh, xen canh các loại cây trồng mang lại hiệu quả cao.

Chưa bao giờ giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL lại dao động ở mức thấp kéo dài như hiện nay, làm người nuôi thua lỗ không còn khả năng tiếp tục sản xuấtù. Còn doanh nghiệp xuất khẩu cũng lao đao bởi giá xuất thấp, bị nhiều nước dựng rào cản kỹ thuật gây khó mở rộng thị trường.