Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Tiền Triệu Mỗi Ngày Nhờ Trồng Hoa Súng

Thu Tiền Triệu Mỗi Ngày Nhờ Trồng Hoa Súng
Ngày đăng: 04/10/2011

Trồng hoa súng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của miền Trung. Nắm bắt được điều này, 2 lão nông Ông Văn Trinh và Phan Ngọc Thành, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng quyết định đầu tư và đã thu tiền triệu mỗi ngày.

Ông Văn Trinh, phường Hòa Thọ Tây, là một trong những người tiên phong của nghề trồng hoa súng tại Đà Nẵng.

Ông Trinh cho biết, bình quân khoảng 25 ngày là kết thúc một đợt trồng, khách ở Đà Nẵng và các tỉnh xa phía bắc như Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn… lại tìm ông để lấy hàng hoặc từ các mối đã đặt, ông xuất sang Thái Lan, Trung Quốc.

Giá một chậu hoa súng tại thị trường trong nước dao động từ 30 - 40 nghìn đồng nhưng xuất bán ra nước ngoài có giá khoảng 60 nghìn đồng/chậu. Sở dĩ có sự chênh giá như vậy, theo ông Trinh, thị trường nước ngoài rất khó tính, yêu cầu phải trồng hoa súng với phân thủy sinh và cát. Do vậy, công trồng và chăm sóc nhiều hơn nên giá cũng cao hơn. Đặc biệt, thời điểm Tết, mỗi chậu hoa súng có giá gấp đôi giá ngày thường, xe đến lấy hàng nườm nượp vẫn không đủ bán.

Ông Trinh nói, trồng và chăm sóc hoa thì đơn giản nhưng nhân giống loài hoa này mới khó. Sau một vài lần thất bại, cuối cùng tôi cũng tìm ra cách nhân giống, cách làm hoa đẹp hơn, chống lại với sâu và thời tiết.

Ngoài ông Trinh, ở quận Cẩm Lệ, còn có những nông khác thành công không kém như ông Phan Ngọc Thành. Ông Thành nói, khi đất ruộng bị thu hồi do giải tỏa và thấy hàng xóm là ông Trinh “phất” lên nhờ cây súng nên quyết định đầu tư trồng thử.

Với diện tích trên 2 nghìn mét vuông, đến nay ông Trinh đã xây  nhiều hồ và trồng toàn hoa súng. Doanh thu mỗi ngày của ông luôn bình ổn ở mức 1 - 2 triệu đồng hoặc 12 - 15 triệu đồng/ đợt (25 ngày).

“Kiếm được tiền trong không gian an nhàn, thanh tịnh của cỏ cây cũng là một niềm an ủi đối với nhưng nông dân như chúng tôi. Thực ra, đây là nghề không quá tốn kém về đầu tư ban đầu cũng như đầu tư thời gian chăm sóc. Chỉ cần 5 triệu đồng đầu tư xây hồ còn phân bón, thức ăn thì rất rẻ, làm “rốt” 3 ngày là hết việc và chỉ chờ ngày thu hoạch”, ông Trinh nói. Cũng chính vì vậy, nhiều hộ trong phường đã được ông hướng dẫn cách trồng, tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa phương.

Còn với ông Thành, hiện mỗi ngày ông cho xuất 50 - 80 chậu hoa súng và gần 20 chậu hoa sen được ông tự nghiên cứu và trồng thêm trong 1 năm nay. Với giá mỗi chậu hoa súng là 35 ngàn đồng/chậu, sen là 50 ngàn đồng/chậu, mỗi ngày ông thu vài triệu đồng.

Ông Thành cũng không hề giấu nghề khi ai đó muốn đến học học cách chăm sóc, nhân giống hoa súng. Hôm đến thăm vườn, chúng tôi được chứng kiến anh đang truyền đạt cho 4 nông dân của phường.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng hoa súng, ông Thành nói, trồng hoa súng không quá khó. Sau khi gieo hạt giống (lấy từ cây bố mẹ) vào các chậu có sẵn bùn non để nơi đầy đủ ánh sáng, khoảng 5 ngày sau, đưa chậu sang hồ khác để dễ chăm sóc. Phân bón cho hoa súng là bánh dầu (xác đậu lạc).

Ông Thành cho biết thêm loại hoa súng này ra hoa liên tục, rất lâu tàn. Hoa màu trắng nở vào ban đêm, hoa tím và vàng nở vào ban ngày. Hương hoa rấtthơm, đặc biệt có bông trổ rất nhiều cánh.

Sự nhiệt tình của ông Thành đã được nhiều người biết và tìm đến học hỏi, trong đó có nhiều nông dân đến từ các tỉnh lân cận, thậm chí là Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang.


Có thể bạn quan tâm

Do đâu nông dân vẫn chưa mặn mà với cây mắc ca? Do đâu nông dân vẫn chưa mặn mà với cây mắc ca?

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.

10/06/2015
Tỷ phú ở Ia Chía Tỷ phú ở Ia Chía

Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, ông Ksor Jú (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) luôn nêu gương sáng trong lao động sản xuất, trở thành trụ cột về tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và giúp đỡ những người khó khăn trên địa bàn.

10/06/2015
Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang

Những năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) giúp cho nông nghiệp ở Bắc Quang có những bước tiến đáng kể với năng xuất, sản lượng lương thực dẫn đầu toàn tỉnh. Để tiếp tục tạo đột phá, năm 2015 huyện Bắc Quang bắt đầu triển khai Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), chỉnh trang đồng ruộng. Đây là điều không còn lạ, nhưng mới ở Hà Giang.

10/06/2015
Đông Thạnh gắng sức về đích đúng hẹn Đông Thạnh gắng sức về đích đúng hẹn

Hiện nay, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, đang ở giai đoạn quyết liệt để sẵn sàng cho chặng đường cuối về đích trong năm nay.

10/06/2015
Khai phóng tiềm năng kinh tế biển Khai phóng tiềm năng kinh tế biển

Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, ngư dân huyện Duy Xuyên đã mạnh dạn đầu tư cải hoán, nâng cấp tàu thuyền có công suất lớn vươn khơi đánh bắt.

10/06/2015