Thu Tiền Triệu Mỗi Ngày Nhờ Bán Mật Ong Rừng

Hiện mật ong rừng được bán với mức giá từ 800.000 – 1.000.000đ/lít, tăng khoảng 200.000 – 300.000đ/lít so với những tháng khác trong năm mà vẫn đắt hàng.
Anh Đồng Văn Vũ ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang) có nhiều năm trong nghề săn bắt ong rừng, cho biết: “Thời điểm cận tết cho đến đầu mùa mưa là khoảng thời gian khai thác mật chính vụ. Khoảng thời gian đó, chất lượng mật rất tốt, sản lượng cao hơn so với mật khai thác vào những tháng mùa mưa”.
Chị Võ Thị Mén, chuyên bán mật ong rừng tại xã Quốc Thái, cho biết: Do mật ong rừng khai khác không được nhiều và tùy theo từng thời điểm chất lượng mật mà giá bán khác nhau.
Một ngày, chị chỉ cần đạp một vòng xe quanh chợ là bán được vài lít mật ong với giá từ 800.000 – 1.000.000đ/lít.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.

Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).

Đó là câu chuyện thoát nghèo, làm giàu của anh Huỳnh Văn Tám ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Anh Tám là một trong những gương nông dân sản xuất giỏi, sáng tạo được khen thưởng cấp tỉnh năm 2014. Từ một hộ nông dân diện nghèo, sau nhiều năm cần mẫn lao động, áp dụng kỹ thuật canh tác, nay anh đã có cơ ngơi ổn định và cuộc sống khá sung túc.
Lợi dụng việc nhiều nhà vườn đang săn tìm nhãn tím giống về trồng, nhiều thương lái mua cành chiết rồi bán lại với giá trên trời.

Đây là loài ăn trái thuộc cây bản địa, thường xuất hiện ở núi Cấm, Cô Tô, núi Dài lớn… dưới dạng trồng xen với tán rừng, không có vườn chuyên canh. Tuy vậy, cây bơ vẫn được xem là đặc sản vùng Bảy Núi, do hương vị thơm ngon và chất lượng trái có thể sánh với bơ miền Đông và Tây Nguyên.