Thụ phấn cho bưởi

Cách đây chục năm do chưa có kiến thức kỹ thuật, bưởi ở Đại Minh thường xuyên mất mùa, có cũng chẳng được bao nhiêu, người dân nản không muốn chăm sóc. Năm 2007 bà con được Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ NN- PTNT) hướng dẫn phương pháp thủ công thụ phấn chéo cho bưởi.
Từ đó, cây bắt đầu đậu quả trở lại và đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao. Hai năm gần đây cả xã đều thực hiện cách làm này. Sau tết Nguyên đán, từ người già đến trẻ nhỏ đều ra vườn thụ phấn cho hoa bưởi, nhà trồng nhiều thì thuê thêm người.
Bà con cho hay, phương pháp này đơn giản nhưng phải tỉ mỉ, hoa bưởi để thụ phấn phải lấy hoa từ cây bưởi khác dòng như bưởi chua, bưởi hạt, bưởi Diễn… sau đó chấm vào từng đài của hoa cái.
Trong quá trình làm họ sáng tạo ra những dụng cụ khá tiện ích, cắt chai nhựa buộc dây đeo vào cổ để đựng hoa bưởi đực, hoa ở cành la không trèo được thì dùng đoạn cây vót nhọn châm hoa đực vào đó để thụ phấn cho những chùm hoa trên ngọn và ở những cành la.
Sau khi áp dụng cách làm này thấy hiệu quả rõ ràng qua từng năm, mọi người chăm chút đầu tư nhiều hơn, không bỏ bê như trước và coi đây là loại cây làm giàu.
Gia đình chị Trần Thị Định ở thôn 8 có 50 gốc bưởi, trước kia chưa áp dụng phương pháp này mỗi năm chỉ thu được 5 - 6 triệu đồng, mặc dù chăm sóc và phun thuốc đậu quả nhưng không ăn thua. Từ ngày áp dụng cách làm này vườn bưởi của chị cho thu 50 triệu là chuyện bình thường.
Những gia đình trồng nhiều thì phải thuê người thụ phấn cho hoa bưởi, tiền công từ 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày, mùa này cũng là cơ hội tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Nhiều nhà phải đầu tư đến cả chục triệu đồng để thuê người.
Anh Nguyễn Mạnh n, trưởng thôn Quyết Tiến vui vẻ nói: "Thời tiết năm nay thuận hơn năm ngoái, mưa ít hơn. Nhà tôi có 100 gốc bưởi cho quả, năm ngoái mưa như thế còn thu được 200 triệu đồng, năm nay có thể được nhiều hơn".
Có thể bạn quan tâm

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2014, Trung Quốc tiếp tục là thị trường XK gạo lớn nhất của Việt Nam với 30,16% thị phần. Khối lượng gạo XK sang thị trường này trong năm 2014 đạt 2,018 triệu tấn với giá trị đạt 891 triệu USD, giảm 6,08% về lượng và 1% về giá trị.

Theo Quyết định này, Nhà nước có nhiệm vụ định hướng, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu đồng thời có chính sách ưu đãi để tạo động lực thúc đẩy mở rộng quy mô vùng nguyên liệu; Chia sẻ rủi ro và hài hòa lợi ích giữa thương nhân và nông dân; gắn kết lợi ích với trách nhiệm của các bên trong quan hệ liên kết.

Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) không chỉ góp phần cung cấp các giống, cây con mới cho bà con nông dân, mà còn từng bước đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trong quá trình sản xuất. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng được ngành chức năng của tỉnh chủ động triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Trái ngược với xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm vừa qua, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành như: thủy sản, gạo, càphê, gỗ, hạt tiêu…