Thụ phấn cho bưởi

Cách đây chục năm do chưa có kiến thức kỹ thuật, bưởi ở Đại Minh thường xuyên mất mùa, có cũng chẳng được bao nhiêu, người dân nản không muốn chăm sóc. Năm 2007 bà con được Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ NN- PTNT) hướng dẫn phương pháp thủ công thụ phấn chéo cho bưởi.
Từ đó, cây bắt đầu đậu quả trở lại và đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao. Hai năm gần đây cả xã đều thực hiện cách làm này. Sau tết Nguyên đán, từ người già đến trẻ nhỏ đều ra vườn thụ phấn cho hoa bưởi, nhà trồng nhiều thì thuê thêm người.
Bà con cho hay, phương pháp này đơn giản nhưng phải tỉ mỉ, hoa bưởi để thụ phấn phải lấy hoa từ cây bưởi khác dòng như bưởi chua, bưởi hạt, bưởi Diễn… sau đó chấm vào từng đài của hoa cái.
Trong quá trình làm họ sáng tạo ra những dụng cụ khá tiện ích, cắt chai nhựa buộc dây đeo vào cổ để đựng hoa bưởi đực, hoa ở cành la không trèo được thì dùng đoạn cây vót nhọn châm hoa đực vào đó để thụ phấn cho những chùm hoa trên ngọn và ở những cành la.
Sau khi áp dụng cách làm này thấy hiệu quả rõ ràng qua từng năm, mọi người chăm chút đầu tư nhiều hơn, không bỏ bê như trước và coi đây là loại cây làm giàu.
Gia đình chị Trần Thị Định ở thôn 8 có 50 gốc bưởi, trước kia chưa áp dụng phương pháp này mỗi năm chỉ thu được 5 - 6 triệu đồng, mặc dù chăm sóc và phun thuốc đậu quả nhưng không ăn thua. Từ ngày áp dụng cách làm này vườn bưởi của chị cho thu 50 triệu là chuyện bình thường.
Những gia đình trồng nhiều thì phải thuê người thụ phấn cho hoa bưởi, tiền công từ 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày, mùa này cũng là cơ hội tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Nhiều nhà phải đầu tư đến cả chục triệu đồng để thuê người.
Anh Nguyễn Mạnh n, trưởng thôn Quyết Tiến vui vẻ nói: "Thời tiết năm nay thuận hơn năm ngoái, mưa ít hơn. Nhà tôi có 100 gốc bưởi cho quả, năm ngoái mưa như thế còn thu được 200 triệu đồng, năm nay có thể được nhiều hơn".
Có thể bạn quan tâm

Chị Lệ cho biết, cơ duyên đến với mô hình nuôi rắn mối của chị rất tình cờ. Ban đầu, chị bắt rắn mối trong vườn nhà nuôi chơi và khá thích thú khi thấy rắn đẻ con. Sau đó, biết đây là món ăn đặc sản khá hút khách tại các quán nhậu, nhà hàng, chị Lệ mạnh dạn nghĩ đến đầu tư nuôi bài bản.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, từ đầu năm đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất khẩu trên 2,7 triệu tấn gạo chất lượng cao, chiếm 52% tổng lượng gạo đã xuất khẩu. So cùng kỳ năm 2013, lượng gạo xuất khẩu trên tăng 44%, góp phần đưa giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu toàn vùng từ đầu năm đến nay đạt 2,32 tỷ USD.

Thời điểm này, hàng ngàn hộ nông dân ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đang tất bật chuẩn bị xuống giống vụ hoa xuân để kịp bán vào dịp Tết Ất Mùi. Tuy nhiên, người trồng hoa đang “gánh” trên vai nhiều nỗi lo trong mùa hoa Tết sắp tới.

Thế nhưng, từ khoảng 2 tháng qua, tôm hùm trong những lồng nuôi của gia đình đang yên đang lành, chuẩn bị thu hoạch, không hiểu vì lý do gì bỗng dưng lăn ra chết. “Vụ tôm hùm năm nay, gia đình tôi thả 3.000 con trong 31 lồng nuôi. Lúc đầu, tôm chỉ chết lác đác vài con, gia đình mua nhiều loại thuốc về xử lý nhưng không đạt kết quả do không rõ nguyên nhân.

Sau nhiều năm thị trường tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới bị “đóng băng”, hiện nay, thị trường tiêu thụ mặt hàng này đang ấm dần lên. Vui đấy, nhưng khi đơn đặt hàng tới tấp bay về thì đa số các DN chế biến gỗ XK ở Bình Định lại không đủ năng lực đáp ứng, đành tiếc nuối nhìn cơ hội trôi qua.