Thủ phạm giết 3 con chó trước đêm phá 1.300 gốc nho

Anh Trương Tấn Tâm nói gia đình nay đã trắng tay rồi, không gượng dậy được nữa
Anh Trương Tấn Tâm chủ vườn nho 1.300 gốc nho đang cho trái tại KP10, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước (Ninh Thuận) bị chặt phá đêm 16-9, cho biết thêm bình thường, ban đêm chỉ cần có bước chân người lạ đi cách xa giàn nho trăm mét là chó đã sủa rộ lên nên không ai vào được.
“Hai việc này tui đoán có liên quan với nhau vì chặt phá cả rẫy nho 5 sào là phải có nhiều người, mất nhiều thời gian” - Anh Tâm nói.
Thông tin về quá trình điều tra, đại tá Lê Mai - phó trưởng công an huyện Ninh Phước cho biết đội hình sự của công an huyện và công an thị trấn Phước Dân đã tiến hành thu thập chúng cứ, khoanh vùng đối tượng và nguyên nhân gây ra vụ việc.
Hiện nay, chai thuốc diệt cỏ 2,4 D bị thủ phạm quăng lại cách bồn pha thuốc của vườn nho 50m đã được thu thập để giám định. Đồng thời công an cũng khoanh vùng cái mối quan hệ, mâu thuẫn liên quan đến gia đình anh Trương Tấn Tâm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Thanh Sơn - phó chủ tịch HĐND thị trấn Phước Dân cho biết các cơ quan của thị trấn và huyện đã đến thăm hỏi và đưa cả cán bộ khuyến nông đến nhằm giúp đỡ gia đình anh Tâm cứu giàn nho.
Tuy nhiên giàn nho đã bị dính thuốc diệt cỏ 2,4D, một loại thuốc diệt cỏ cực mạnh nên không có khả năng cứu chữa. “Đây là vụ việc chưa từng có trong mấy chục năm làm nho của xứ này” - Ông Sơn nói,
Anh Trương Tấn Tâm nói ngay cả việc đào bỏ toàn bộ 1.300 gốc nho, việc trồng mới giàn nho khác cũng không đơn giản vì thuốc diệt cỏ vẫn còn lưu lại trên đất rẫy. Phải xới đất, để ải thời gian dài mới hy vọng trồng lại được.
“Nếu trồng giàn nho mới, phải mất thêm hai năm. Nhưng gia đình tôi trắng tay rồi, không gượng dậy được nữa” - Anh Tâm nói.
Có thể bạn quan tâm

Sau 3 năm thành lập, Tổ liên kết nuôi gà thả vườn Ninh Sim (Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã giúp đỡ thành viên sản xuất có hiệu quả. Nhưng nỗi lo lớn nhất của tổ hiện nay là đầu ra cho sản phẩm.

Sau một số năm phát triển ồ ạt, hiện nay, phần lớn các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đi vào thoái trào, nhiều hộ bỏ trống chuồng. Tuy nhiên việc làm này vẫn cần quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.

Với phương thức nuôi nhốt kết hợp chăn thả trong vườn nhà, ông Nguyễn Văn Tiền ở xóm 7, thôn Thượng Giang 1, xã vùng cao Tây Giang (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại gia đình như bèo lục bình, lúa, rau muống, cám, bột mì, thân cây mì xay nhỏ… để làm thức ăn cho vịt xiêm.

Các loài săn mồi tự nhiên, lạm thác cùng với biến đổi khí hậu, axit hóa đại dương và sự tàn phá hệ sinh thái biển sẽ là các yếu tố tác động đến tương lai ngành thủy sản.

Năm 2014, bà con nông dân trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa ở huyện Thới Bình như: Biển Bạch, Trí Phải, Trí Lực… trúng đậm vụ tôm càng xanh nuôi xen trên ruộng lúa trong mùa mưa. Năm nay, tinh thần chuẩn bị nuôi tôm càng xanh của bà con huyện Thới Bình càng khí thế hơn và nhiều địa phương khác ở Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời cũng hưởng ứng theo với lượng giống đã đăng ký mua tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau khá lớn, đặc biệt là giống tôm càng xanh toàn đực.