Thủ phạm giết 3 con chó trước đêm phá 1.300 gốc nho

Anh Trương Tấn Tâm nói gia đình nay đã trắng tay rồi, không gượng dậy được nữa
Anh Trương Tấn Tâm chủ vườn nho 1.300 gốc nho đang cho trái tại KP10, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước (Ninh Thuận) bị chặt phá đêm 16-9, cho biết thêm bình thường, ban đêm chỉ cần có bước chân người lạ đi cách xa giàn nho trăm mét là chó đã sủa rộ lên nên không ai vào được.
“Hai việc này tui đoán có liên quan với nhau vì chặt phá cả rẫy nho 5 sào là phải có nhiều người, mất nhiều thời gian” - Anh Tâm nói.
Thông tin về quá trình điều tra, đại tá Lê Mai - phó trưởng công an huyện Ninh Phước cho biết đội hình sự của công an huyện và công an thị trấn Phước Dân đã tiến hành thu thập chúng cứ, khoanh vùng đối tượng và nguyên nhân gây ra vụ việc.
Hiện nay, chai thuốc diệt cỏ 2,4 D bị thủ phạm quăng lại cách bồn pha thuốc của vườn nho 50m đã được thu thập để giám định. Đồng thời công an cũng khoanh vùng cái mối quan hệ, mâu thuẫn liên quan đến gia đình anh Trương Tấn Tâm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Thanh Sơn - phó chủ tịch HĐND thị trấn Phước Dân cho biết các cơ quan của thị trấn và huyện đã đến thăm hỏi và đưa cả cán bộ khuyến nông đến nhằm giúp đỡ gia đình anh Tâm cứu giàn nho.
Tuy nhiên giàn nho đã bị dính thuốc diệt cỏ 2,4D, một loại thuốc diệt cỏ cực mạnh nên không có khả năng cứu chữa. “Đây là vụ việc chưa từng có trong mấy chục năm làm nho của xứ này” - Ông Sơn nói,
Anh Trương Tấn Tâm nói ngay cả việc đào bỏ toàn bộ 1.300 gốc nho, việc trồng mới giàn nho khác cũng không đơn giản vì thuốc diệt cỏ vẫn còn lưu lại trên đất rẫy. Phải xới đất, để ải thời gian dài mới hy vọng trồng lại được.
“Nếu trồng giàn nho mới, phải mất thêm hai năm. Nhưng gia đình tôi trắng tay rồi, không gượng dậy được nữa” - Anh Tâm nói.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, 80% diện tích lúa trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đang trong thời kỳ đẻ nhánh, diện tích còn lại trong giai đoạn tỉa giặm. Các cơ quan chức năng chỉ đạo nông dân tích cực chăm bón, phòng, trừ sâu bệnh…

Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000m².

Từ đầu năm 2013 đến nay, người dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) thả nuôi được trên 1.500ha thủy sản, giảm 500ha so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, diện tích cá nuôi ao là 1.000ha, còn lại là nuôi dưới ruộng. Ngoài ra, còn có gần 800 lồng, vèo được người dân nuôi cá lóc trên các sông cái lớn, giảm hơn 100 cái.

Tình trạng người chăn nuôi mua phải gia cầm, thủy cầm giống kém chất lượng đang diễn ra khá phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi...

Nhằm khuyến khích nhân dân chung tay diệt chuột bảo vệ mùa màng, nhiều xã đã hỗ trợ kinh phí thu mua đuôi chuột với giá từ 2.000 - 3.000 đồng/đuôi...