Thu nhập tiền tỷ từ vườn cây 3 trong 1

Cơ hội đến từ một chuyến đi
Sau khi tham quan vườn cây ăn trái của gia đình anh Phương, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng. Đang vào mùa thu hoạch nên vườn cây của gia đình anh sum xuê các loại trái cây gồm chôm chôm Thái; măng cụt, bưởi xanh... Vườn cây ăn trái được hình thành sau một chuyến vợ chồng anh từ tỉnh Đồng Nai lên thăm họ hàng tại xã Bình Sơn.
Chị Nguyễn Thị Lệ Thảo (1976) - vợ anh Phương cho biết: Trước đây, vợ chồng tôi có 2 ha đất trồng cây ăn trái ở tỉnh Đồng Nai. Năm 1998, một người bác rủ lên đây chơi và khuyên chúng tôi trồng thử các loại cây ăn trái. Thời điểm đó ở đây đất còn nhiều, lại gần suối nên vợ chồng tôi mua đất trồng cây ăn trái.
Gia đình anh Phương từng có kinh nghiệm trồng cây ăn trái ở tỉnh Đồng Nai nên cũng không gặp khó khăn gì. Vay mượn từ họ hàng, bạn bè, anh chị mua 14 ha đất ở thôn Phú Châu để mở trang trại. Hiện gia đình anh có 1.500 nọc tiêu, 4.000 cây ca cao, nuôi các loại gia súc, diện tích còn lại trồng cây ăn trái, trong đó có 10 cây măng cụt mới cho thu hoạch; 120 cây chôm chôm Thái, 200 cây măng cụt đang bói và 25 cây bưởi da xanh, bưởi năm roi. Số lượng cây cho thu hoạch chưa nhiều, nhưng nhờ chăm bón tốt nên hàng năm cho năng suất cao.
Đến mùa thu hoạch, trung bình chôm chôm cho thu 5 tạ/cây/mùa; măng cụt 2 tạ/cây/mùa. Giá chôm chôm Thái hiện dao động từ 18 - 22 ngàn đồng/kg, măng cụt 30 ngàn đồng/kg. Thu nhập từ vườn cây ăn trái đã mang lại cho gia đình anh hơn 1 tỷ đồng/năm. Cùng với các nguồn thu khác, gia đình anh đã mua thêm đất ở khu trung tâm thương mại Phước Bình (Phước Long) và nuôi các con ăn học. Con trai lớn của anh chị đang theo học tại Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh).
Mơ ước đến khu du lịch sinh thái
Ngoài trồng các loại cây công nghiệp như cao su, ca cao, tiêu, cây ăn trái, anh chị cũng dành một diện tích lớn để đào ao nuôi cá, xây dựng trang trại nuôi heo, gà, vịt. Dự tính trong thời gian tới anh chị sẽ mở một khu du lịch sinh thái. Chị Thảo lý giải: Cây ăn trái luôn có tuổi thọ cao hơn các loại cây khác và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở đây. Trong đó măng cụt nếu chăm sóc tốt thì 7 - 8 năm đã cho trái bói và sản lượng các năm sau ổn định. Măng cụt trồng càng lâu năm trái càng nhiều. Kết hợp trồng xen các loại cây khác vừa tận dụng được diện tích vừa nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, việc tận dụng ao, hồ có sẵn kết hợp chăn nuôi sẽ tạo ra mô hình thân thiện với môi trường.
Ngoài thu nhập từ vườn cây ăn trái, hàng năm, vợ chồng chị còn có khoản thu tương đối ổn định từ tiêu, ca cao, chăn nuôi. Vụ vừa qua, 1.500 nọc tiêu cho thu hoạch 7 tấn; ca cao cho thu 3 đợt, mỗi đợt gần 1,5 tấn hạt khô.
Mô hình kết hợp “3 trong 1” đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho gia đình chị Thảo. Chị Thảo đã đi tham quan các mô hình sinh thái và cho biết, đa số các điểm du lịch sinh thái đều làm theo kiểu nhân tạo nên mất đi vẻ hoang sơ của thiên nhiên. Đây sẽ là bài học kinh nghiệm để anh chị xây dựng mô hình du lịch sinh thái trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế về tài nguyên đất, trong năm 2013 và 2014, huyện Vị Xuyên nỗ lực tạo “đột phá” trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nông – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho cây cải sa-lát và chanh leo, những cây trồng mới trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện thí điểm chăn nuôi bò nhốt dành cho đồng bào hạ sơn...

Thời gian qua, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, trên lúa HT 2014 tại Nghệ An và Hà Tĩnh dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) đã phát sinh gây hại.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam ngày 4/7 cho biết, vừa qua BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT, ban hành “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” dựa trên cơ sở đề xuất và kết quả của một dự án do JICA tài trợ.

Thời gian gần đây, dư luận trên địa bàn tỉnh xôn xao việc các thương lái thu mua bông thanh long trước khi nở 1 ngày với giá từ 2.700 – 3.500 đồng/kg mà đầu nậu là người Trung Quốc. Hàng chục tấn bông thanh long chở đi đâu, làm gì đến cả người thu mua cũng không biết?

Ngày 7/7/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác thủy sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.