Thu Nhập Khá Từ Trồng Dưa Hấu Trên Bờ Ruộng

Một số nông dân thuộc Tổ hợp tác sản xuất ấp 7 xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Bởi giờ họ đã thay hoa bằng trồng dưa hấu, vừa có lợi về môi trường, vừa có tiền rủng rỉnh bỏ túi.
Theo ông Trần Văn Huynh - thành viên đầu tiên của tổ hợp tác trồng dưa hấu quanh bờ bao ruộng, thì vụ này đã là vụ dưa thứ 4 nhà ông trồng. Ông kể: “Lúc đầu chỉ trồng thử vài trăm dây lấy trái để nhà ăn. Ai ngờ lúc thu hoạch ăn không hết, đem ra chợ bán được gần 4 triệu đồng. Cả nhà khoái quá nên mấy vụ sau trồng tiếp thêm trên các bờ bao ruộng lúa còn lại”.
Ông Huynh cho biết kỹ thuật trồng dưa trên bờ bao ruộng cũng giống như trồng trên đất liếp, chỉ có khác là tốn ít công để bắc giàn xuống ruộng cho dưa ra trái giống như các loại bầu, bí, khổ qua... Khi xuống giống lúa khoảng 1 tháng là có thể trồng dưa và chỉ sau 2 tháng là cho thu hoạch song song với cây lúa.
Thấy ông trồng hiệu quả nên một số thành viên khác trong tổ hợp tác cũng bắt chước trồng theo. Anh Trần Văn Đáng có 15.000m2 đất ruộng thì đến nay đã tận dụng bờ bao của 10.000m2 để trồng dưa hấu. Hôm chúng tôi đến cũng là lúc anh đang tất bật chăm sóc giàn dưa xanh tốt chuẩn bị cho trái. Anh chia sẻ: “Trồng tại ruộng nên rất thuận lợi, khi chăm sóc lúa xong là chuyển qua lo cho cây dưa nên ít tốn công. Vụ vừa rồi chỉ tính trồng thử ai ngờ thu được gần 12 triệu đồng, còn lời hơn cả trồng lúa”.
Ngay kế bên, gia đình anh Trần Văn Hinh cũng đang chăm sóc vụ dưa thứ 2 trên bờ ruộng nhà mình. Tuy mô hình trồng dưa theo giàn khá mới mẻ đối với các anh, nhưng vốn là những nông dân có kinh nghiệm trồng trọt lại ham học hỏi nên năng suất vụ vừa qua khá cao dù tổng diện tích đất bờ mẫu ruộng cộng lại chỉ hơn 1.000m2.
Anh Hinh cho biết: “Cả nhà trồng được khoảng 1.000 dây dưa/vụ. Mỗi dây cho 1 trái khoảng 2,5kg, tổng thu hoạch cũng được gần 2,5 tấn dưa. Lợi nhuận từ dưa dùng để mua phân, thuốc cho lúa cũng đỡ lắm”.
Ông Trần Văn Huynh - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của ấp nhận định: “Thực tế cho thấy, cũng là hình thức trồng hoa sinh thái nhưng ngoài thu hút côn trùng có lợi và giúp xua đuổi sâu rầy hại lúa thì việc trồng dưa hấu trên bờ bao ruộng lúa đã mở ra phương thức sản xuất mới. Hiện tại, nhiều nông dân trong ấp cũng rục rịch chuẩn bị thử nghiệm chuyển từ trồng hoa dại sang trồng dưa hấu hoặc các loại cây màu khác có thể bán được nhằm tăng thu nhập”.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích sản xuất lúa trên địa bàn xã Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh) gắn với bao tiêu sản phẩm tăng dần theo hàng năm, từ đó đã từng bước giải bài toán đầu ra của nông sản và góp phần tăng thu nhập cho người dân.

6 tháng đầu năm 2015, nuôi trồng thủy sản (NTTS) của người dân trên địa bàn cả nước gặp khó khăn do giá cả lên xuống thất thường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu giảm mạnh, thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho phát triển thủy sản.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 658 ha nuôi chuyên tôm, sản lượng bình quân 7.600 tấn. Nuôi được tôm đã khó, để bán được sản phẩm, ngư dân cũng phải mướt mồ hôi.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 7 ước đạt 361.000 tấn, giảm 1,1% so với tháng 7 năm ngoái. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm thì sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đều tăng so với cùng kỳ 2014.

Năm nay toàn tỉnh Nghệ An có hơn 1.350 ha nuôi tôm vụ 1. Là năm điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài, niền nhiệt tăng cao dẫn đến tôm nuôi bị nhiễm bệnh, năng suất đạt thấp hơn năm trước. Tính đến cuối tháng 7, sản lượng mới đạt 1.250 tấn (năm ngoái 1680 tấn). Những ngày này bà con nuôi tôm vùng TX Hoàng Mai đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung thu hoạch tôm vụ 1, chuẩn bị thả tôm vụ 2: