Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Khá Từ Trồng Dưa Hấu Trên Bờ Ruộng

Thu Nhập Khá Từ Trồng Dưa Hấu Trên Bờ Ruộng
Ngày đăng: 31/05/2013

Một số nông dân thuộc Tổ hợp tác sản xuất ấp 7 xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Bởi giờ họ đã thay hoa bằng trồng dưa hấu, vừa có lợi về môi trường, vừa có tiền rủng rỉnh bỏ túi.

Theo ông Trần Văn Huynh - thành viên đầu tiên của tổ hợp tác trồng dưa hấu quanh bờ bao ruộng, thì vụ này đã là vụ dưa thứ 4 nhà ông trồng. Ông kể: “Lúc đầu chỉ trồng thử vài trăm dây lấy trái để nhà ăn. Ai ngờ lúc thu hoạch ăn không hết, đem ra chợ bán được gần 4 triệu đồng. Cả nhà khoái quá nên mấy vụ sau trồng tiếp thêm trên các bờ bao ruộng lúa còn lại”.

Ông Huynh cho biết kỹ thuật trồng dưa trên bờ bao ruộng cũng giống như trồng trên đất liếp, chỉ có khác là tốn ít công để bắc giàn xuống ruộng cho dưa ra trái giống như các loại bầu, bí, khổ qua... Khi xuống giống lúa khoảng 1 tháng là có thể trồng dưa và chỉ sau 2 tháng là cho thu hoạch song song với cây lúa.

Thấy ông trồng hiệu quả nên một số thành viên khác trong tổ hợp tác cũng bắt chước trồng theo. Anh Trần Văn Đáng có 15.000m2 đất ruộng thì đến nay đã tận dụng bờ bao của 10.000m2 để trồng dưa hấu. Hôm chúng tôi đến cũng là lúc anh đang tất bật chăm sóc giàn dưa xanh tốt chuẩn bị cho trái. Anh chia sẻ: “Trồng tại ruộng nên rất thuận lợi, khi chăm sóc lúa xong là chuyển qua lo cho cây dưa nên ít tốn công. Vụ vừa rồi chỉ tính trồng thử ai ngờ thu được gần 12 triệu đồng, còn lời hơn cả trồng lúa”.

Ngay kế bên, gia đình anh Trần Văn Hinh cũng đang chăm sóc vụ dưa thứ 2 trên bờ ruộng nhà mình. Tuy mô hình trồng dưa theo giàn khá mới mẻ đối với các anh, nhưng vốn là những nông dân có kinh nghiệm trồng trọt lại ham học hỏi nên năng suất vụ vừa qua khá cao dù tổng diện tích đất bờ mẫu ruộng cộng lại chỉ hơn 1.000m2.

Anh Hinh cho biết: “Cả nhà trồng được khoảng 1.000 dây dưa/vụ. Mỗi dây cho 1 trái khoảng 2,5kg, tổng thu hoạch cũng được gần 2,5 tấn dưa. Lợi nhuận từ dưa dùng để mua phân, thuốc cho lúa cũng đỡ lắm”.

Ông Trần Văn Huynh - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của ấp nhận định: “Thực tế cho thấy, cũng là hình thức trồng hoa sinh thái nhưng ngoài thu hút côn trùng có lợi và giúp xua đuổi sâu rầy hại lúa thì việc trồng dưa hấu trên bờ bao ruộng lúa đã mở ra phương thức sản xuất mới. Hiện tại, nhiều nông dân trong ấp cũng rục rịch chuẩn bị thử nghiệm chuyển từ trồng hoa dại sang trồng dưa hấu hoặc các loại cây màu khác có thể bán được nhằm tăng thu nhập”.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Lại Đua Nhau Chặt Bỏ Ca Cao Nông Dân Lại Đua Nhau Chặt Bỏ Ca Cao

Giá cả lên xuống bấp bênh, chi phí đầu tư cao, tốn nhiều công chăm sóc, năng suất thấp... cây ca cao đang bị nông dân nhiều nơi trong tỉnh phá bỏ để trồng những loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

01/08/2013
Mô Hình Nuôi Luân Canh Cá - Lúa Ở Tiền Giang Mô Hình Nuôi Luân Canh Cá - Lúa Ở Tiền Giang

Ngày 7/8, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Tiền Giang tổ chức thả 80 ngàn con cá sặc rằn, 20 ngàn con cá rô và mè vinh trên diện tích 1 ha thuộc 7 hộ dân ở ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Trung. Đây là mô hình nuôi luân canh cá - lúa, đối tượng sặc rằn là chính được đưa vào nuôi thí điểm ở huyện Cái Bè.

13/08/2012
Khuyến Khích Người Trồng Thanh Long Sử Dụng Đèn Compact Ở Long An Khuyến Khích Người Trồng Thanh Long Sử Dụng Đèn Compact Ở Long An

Ngày 03/4/2013, tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương-Vũ Huy Hoàng đề nghị lãnh đạo tỉnh Long An tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn cho người trồng thanh long sử dụng bóng đèn Compact chống ẩm trên cây thanh long nhằm ứng phó với tình hình thiếu điện trầm trọng hiện nay.

12/04/2013
“Nuôi Ong Ta” Và Câu Chuyện Đi Tìm Thương Hiệu “Nuôi Ong Ta” Và Câu Chuyện Đi Tìm Thương Hiệu

Chỉ chọn nuôi ong ta, lấy chất lượng mật ong làm trọng và chủ động trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu của riêng hội mình, “Hiệp hội nuôi ong ta” của các CCB xã Thái Hòa (Hàm Yên) khiến cho nhiều người trẻ giật mình trong cách làm ăn..

15/06/2013
Nuôi Lợn Rừng - Nuôi Lợn Rừng - "Một Vốn, Bốn Lời"

Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

14/08/2012