Thu Nhập Khá Từ Trồng Dưa Hấu Trên Bờ Ruộng

Một số nông dân thuộc Tổ hợp tác sản xuất ấp 7 xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Bởi giờ họ đã thay hoa bằng trồng dưa hấu, vừa có lợi về môi trường, vừa có tiền rủng rỉnh bỏ túi.
Theo ông Trần Văn Huynh - thành viên đầu tiên của tổ hợp tác trồng dưa hấu quanh bờ bao ruộng, thì vụ này đã là vụ dưa thứ 4 nhà ông trồng. Ông kể: “Lúc đầu chỉ trồng thử vài trăm dây lấy trái để nhà ăn. Ai ngờ lúc thu hoạch ăn không hết, đem ra chợ bán được gần 4 triệu đồng. Cả nhà khoái quá nên mấy vụ sau trồng tiếp thêm trên các bờ bao ruộng lúa còn lại”.
Ông Huynh cho biết kỹ thuật trồng dưa trên bờ bao ruộng cũng giống như trồng trên đất liếp, chỉ có khác là tốn ít công để bắc giàn xuống ruộng cho dưa ra trái giống như các loại bầu, bí, khổ qua... Khi xuống giống lúa khoảng 1 tháng là có thể trồng dưa và chỉ sau 2 tháng là cho thu hoạch song song với cây lúa.
Thấy ông trồng hiệu quả nên một số thành viên khác trong tổ hợp tác cũng bắt chước trồng theo. Anh Trần Văn Đáng có 15.000m2 đất ruộng thì đến nay đã tận dụng bờ bao của 10.000m2 để trồng dưa hấu. Hôm chúng tôi đến cũng là lúc anh đang tất bật chăm sóc giàn dưa xanh tốt chuẩn bị cho trái. Anh chia sẻ: “Trồng tại ruộng nên rất thuận lợi, khi chăm sóc lúa xong là chuyển qua lo cho cây dưa nên ít tốn công. Vụ vừa rồi chỉ tính trồng thử ai ngờ thu được gần 12 triệu đồng, còn lời hơn cả trồng lúa”.
Ngay kế bên, gia đình anh Trần Văn Hinh cũng đang chăm sóc vụ dưa thứ 2 trên bờ ruộng nhà mình. Tuy mô hình trồng dưa theo giàn khá mới mẻ đối với các anh, nhưng vốn là những nông dân có kinh nghiệm trồng trọt lại ham học hỏi nên năng suất vụ vừa qua khá cao dù tổng diện tích đất bờ mẫu ruộng cộng lại chỉ hơn 1.000m2.
Anh Hinh cho biết: “Cả nhà trồng được khoảng 1.000 dây dưa/vụ. Mỗi dây cho 1 trái khoảng 2,5kg, tổng thu hoạch cũng được gần 2,5 tấn dưa. Lợi nhuận từ dưa dùng để mua phân, thuốc cho lúa cũng đỡ lắm”.
Ông Trần Văn Huynh - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của ấp nhận định: “Thực tế cho thấy, cũng là hình thức trồng hoa sinh thái nhưng ngoài thu hút côn trùng có lợi và giúp xua đuổi sâu rầy hại lúa thì việc trồng dưa hấu trên bờ bao ruộng lúa đã mở ra phương thức sản xuất mới. Hiện tại, nhiều nông dân trong ấp cũng rục rịch chuẩn bị thử nghiệm chuyển từ trồng hoa dại sang trồng dưa hấu hoặc các loại cây màu khác có thể bán được nhằm tăng thu nhập”.
Có thể bạn quan tâm

Cụm ngành thủy sản là thế mạnh của kinh tế Cà Mau trong giai đoạn phát triển hiện nay và thời gian tới, với hạt nhân là nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Ngày 20/8, Trung tâm giống thủy sản nước ngọt (Sở NN&PTNT) đã tổ chức tham quan, đánh giá mô hình ương giống cá Chép tại xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là 1 trong 7 loài tôm hùm phân bố ở vùng biển Việt Nam. Với những ưu điểm nổi trội như tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao so với các loài khác, tôm hùm bông là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả cao cho nhiều người dân khu vực ven biển miền trung. Cho đến nay, công nghệ nuôi tôm hùm lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao chỉ có ở Việt Nam, mà ở đó con giống được khai thác từ tự nhiên.

Do nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn, được sự tuyên truyền, vận động và hỗ trợ của chính quyền, ngành chuyên môn, nhiều hộ ở Vĩnh Long đã chuyển đổi đối tượng và mô hình nuôi, quay sang nuôi thủy đặc sản và nuôi thủy sản nội địa.

Tại hội thảo “Phát triển tôm hùm bền vững khu vực miền Trung” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP. Nha Trang mới đây, nhiều đại biểu cho rằng nếu không giải quyết được những tồn tại hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị và thương hiệu tôm hùm nước ta sẽ bị thu hẹp dần.