Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu nhập cao nhờ con ếch Thái

Thu nhập cao nhờ con ếch Thái
Ngày đăng: 30/06/2015

Nuôi ếch Thái Lan, gia đình anh Giáp Văn Bảo (SN 1984), thôn Ngọc Trai, xã Việt Lập (Tân Yên) có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ cung cấp giống và ếch thịt ra thị trường.

Tốt nghiệp ngành cơ khí tại một trường trung cấp, sau 3 năm xoay xở với nhiều công việc trong miền Nam nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, năm 2010, anh Bảo về quê vay hơn 20 triệu đồng cải tạo ao, mua lưới, cọc, dây thép làm lồng nuôi ếch Thái Lan thương phẩm.

Anh cho biết: “Giống và phòng bệnh là yếu tố quyết định đến sự thành công trong chăn nuôi. Vì vậy, tôi thường xuyên tìm hiểu quy trình kỹ thuật chăm sóc trên sách báo. Để không nuôi nhầm ếch Trung Quốc (giống ếch này chất lượng kém, hay mắc bệnh, khó tiêu thụ), tôi nhờ người quen giới thiệu tìm đến địa chỉ tin cậy ở Hưng Yên để mua 1 nghìn con giống giá 1,5 triệu đồng, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn, thoát nước, giúp môi trường ao nuôi luôn bảo đảm”.

Sau 2,5 tháng, anh Bảo bán gần 2 tạ ếch thương phẩm với giá 50 nghìn đồng/kg, thu lãi hơn 4 triệu đồng. Hiệu quả bước đầu đã khích lệ anh mạnh dạn mở rộng quy mô. Đến nay, mỗi lứa gia đình nuôi từ 1 - 1,5 vạn con ếch thương phẩm, khi xuất bán đạt 2,5 - 3,5 tấn, thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm.

“Để tiết kiệm chi phí đầu tư con giống lại có thêm thu nhập từ bán ếch con, năm ngoái, tôi đầu tư xây thêm 3 bể nuôi thả ếch sinh sản. Đến nay, 200 cặp ếch bố mẹ đã bắt đầu sinh sản, cung cấp ra thị trường hơn 20 vạn con giống, trong bể còn khoảng 60 vạn con nòng nọc, hơn một tháng nữa sẽ được bán” - anh Bảo cho biết thêm.

Theo anh Bảo, giống ếch Thái Lan thương phẩm có thể nuôi 4 - 5 lứa/năm. Sử dụng lồng lưới nuôi trên mặt ao kết hợp thả các loại cá ăn tạp như: rô phi đơn tính, cá chim để tận dụng thức ăn thừa của ếch, hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Anh dùng lưới nilon quây thành từng lồng rộng 4,5m2 mặt nước ao, cao 2m để tiện chăm sóc, kiểm tra khi cần thiết. Tấm lưới dưới cùng dùng loại mắt thưa để thức ăn thừa rơi xuống cho cá. Mùa mưa nước ao dâng cao làm ngập tấm lưới đáy nên người nuôi phải thường xuyên theo dõi nâng lồng lưới lên cao hoặc tháo bớt nước ao để ếch không bị ngập, phòng tránh bệnh phù đầu, mù mắt, ghẻ, xuất huyết…

Hiện nay, mô hình nuôi ếch Thái Lan thương phẩm của gia đình anh Bảo được nhiều nông dân trong xã đến học tập làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Giá Nhân Công Tăng Cao, Người Trồng Cà-Phê Khó Khăn Chồng Chất Giá Nhân Công Tăng Cao, Người Trồng Cà-Phê Khó Khăn Chồng Chất

Do giá cà-phê giảm mạnh, giá nhân công tăng cao nên nhiều gia đình ở xã Trường Xuân, huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông không thuê người thu hái để cà-phê chín trên cây.

03/12/2013
Người Nuôi Lợn Giỏi Nhất Sơn La Người Nuôi Lợn Giỏi Nhất Sơn La

Rời quân ngũ, năm 2000, anh Nguyễn Công Bắc chia tay với quê hương Thường Tín, Hà Tây, đưa vợ và 2 con lên Sơn La sinh sống. Cuộc sống của gia đình anh tạm ổn với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng từ trồng rau xanh. Nhưng vài năm sau, do đô thị hóa, những cánh đồng ven quốc lộ 6 khu vực Chiềng Sinh nhường chỗ cho những dãy nhà cao tầng.

25/12/2013
Quả Tết Chín Sớm, Người Trồng Thiệt Hại Quả Tết Chín Sớm, Người Trồng Thiệt Hại

Còn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng tình trạng cam Canh, bưởi Diễn tại các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ (Hà Nội) đồng loạt chín vàng từ cách đây gần một tháng đã gây thiệt hại không nhỏ đến thu nhập của người nông dân…

03/12/2013
Nuôi Thỏ, Bỏ Heo Nuôi Thỏ, Bỏ Heo

Thế là anh Tâm mày mò tìm sách kỹ thuật nuôi thỏ để nghiên cứu, rồi nhờ có sự giới thiệu của Hội nông dân xã, anh được Trung tâm khuyến nông và giống nông nghiệp tỉnh cung cấp 25 con thỏ giống, trong đó có 20 con thỏ cái và 5 con thỏ đực.

25/12/2013
Trao Nhãn Hiệu Tập Thể Cho Bưởi Tôm Vàng Huyện Đan Phượng Trao Nhãn Hiệu Tập Thể Cho Bưởi Tôm Vàng Huyện Đan Phượng

Sáng 30/11, UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận nhãn hiệu tập thể "Bưởi tôm vàng huyện Đan Phượng".

03/12/2013