Thử nghiệm thành công nuôi tôm thẻ bằng thảo dược

Nuôi tôm thẻ bằng thảo dược đạt tỷ lệ sống từ 70-80%
Khoa Thủy sản (Trường ĐH Cần Thơ) kết hợp với Cty Văn Minh AB và Cty Sáu Sao (TP.HCM) tổ chức nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu tác dụng của các sản phẩm TOTTOM trong nuôi tôm thẻ chân trắng".
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Khoa Thủy sản với 12 bể nuôi, mỗi bể thả 150 con giống, sử dụng 3 loại sản phẩm của TOTTOM như Tottom VR, Tottom VK, Tottom DD được làm bằng thảo dược giúp chất lượng nước tốt, tôm tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao... và đặc biệt phòng được bệnh viêm hoại tử gan, tụy rất hiệu quả.
Sau 90 ngày thả nuôi kết quả ban đầu cho thấy mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thí nghiệm đạt tỷ lệ sống từ 70-80%, bình quân tôm nuôi từ 50-60 con/kg.
Có thể bạn quan tâm

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Đường về Tầm Vu (Long An) bây giờ không còn ruộng lúa mênh mông mà thay vào đó là những vườn thanh long với những hàng trụ thẳng tắp vươn lên mạnh mẽ.

Ngày 18.7, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) triển khai Đề án “Xây dựng lực lượng 3 cùng” với nông dân. Đây là đề án dạy nghề nông nghiệp trình độ trung cấp cho hơn 4.000 lao động và trình độ đại học cho 1.000 lao động.

Theo Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam, mỗi ngày hiện có 2-3 tấn cá tầm từ Trung Quốc nhập lậu vào TP.HCM qua đường hàng không, sau đó tiêu thụ đến các tỉnh, thành lân cận với giá trên dưới 100 ngàn đồng/kg.

Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây.