Thử nghiệm thành công hệ thống lạnh cho tàu cá xa bờ
TS Phan Quí Trà, Chủ nhiệm đề tài cho biết, tình trạng tổn thất hải sản sau thu hoạch khá lớn, chiếm khoảng 20 - 30% tổng sản lượng. Nguyên nhân là do tàu có hầm trữ lạnh không đạt chuẩn về cách nhiệt, cách ẩm.
Qua khảo sát cho thấy, các vấn đề tồn tại của phương pháp bảo quản lạnh và hầm bảo quản truyền thống của tàu cá ngư dân hiện nay thường là: Vách gỗ cách nhiệt kém, dễ thất thoát nhiệt, lọt ẩm và dễ thấm ướt và sản sinh nấm mốc, vi khuẩn có hại; đáy hầm phủ mốp, xốp cách nhiệt không đảm bảo, không an toàn.
Về phương pháp bảo quản thì đa số các tàu thực hiện việc bảo quản sản phẩm sử dụng xốp cách nhiệt, ướp nước đá cây xay nhuyễn tổn thất lạnh theo thời gian rất lớn và làm giảm chất lượng sản phẩm.
Trước thực trạng này, nhóm kỹ sư trẻ đã nghiên cứu, thiết kế một hệ thống hầm lạnh cho tàu cá xa bờ bằng vật liệu inox 304 dầy 2mm có khả năng chống chịu với oxy hóa cao trong môi trường biển. Đây là vật liệu chính được sử dụng để làm vách, trần hầm lạnh với vật liệu có độ bền cao.
“Chúng tôi thay thế vật liệu cách nhiệt hiện tại bằng vật liệu inox và kết hợp với phun lớp foam cách nhiệt bằng vật liệu bột xốp (polyurethane) có độ dày thích hợp xung quanh bề mặt hầm inox làm nhiệm vụ cách nhiệt nhiều lớp. Lớp vách inox sẽ được gá lên bề mặt hầm bằng gỗ của tàu bằng đinh ốc cỡ lớn, xung quanh sẽ có nhiều nẹp gân để cố định hầm”, anh Trà cho hay.
Với cách thức này so với ban đầu thì sẽ tạo thành nhiều lớp vách cách nhiệt (lớp gỗ thành tàu, lớp foam PU, lớp inox) sẽ đảm bảo giảm thiểu thất thoát nhiệt ra ngoài môi trường, giảm nước đá bị tan chảy so với trước đây và đảm bảo chất lượng thủy hải sản an toàn, nguyên vẹn...
Cá đông cứng trong hầm lạnh do nhóm kỹ sư trẻ nghiên cứu, lắp đặt
Hệ thống lạnh cho tàu cá xa bờ đã được lắp đặt và vận hành thử nhiệm thành công trên tàu cá ĐNa 90621 TS của ông Đồng Văn Đền (An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng) từ tháng 9/2014. Qua 5 chuyến đánh bắt xa bờ (khoảng 20 ngày/chuyến), hầm chứa hải sản của tàu cá ĐNa 90621 TS luôn được làm lạnh, giữ nhiệt đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.
“Hệ thống lạnh mới giúp đá ít tan, cá được bảo quản tươi hơn, đặc biệt là số cá hư hao do lớp đá và cá ở trên đè xuống lớp dưới cũng ít hơn, hiệu quả trên mỗi chuyến biển tăng”, ngư dân Đồng Văn Đền đánh giá.
Theo các kỹ sư trẻ, ưu điểm lớn nhất của hệ thống lạnh cho tàu cá xa bờ là giảm tổn thất lạnh, nâng cao chất lượng hải sản và đảm bảo an toàn thực phẩm trong đánh bắt hải sản xa bờ.
Theo tính toán lượng đá tiết kiệm được 120 cây đá/mỗi chuyến biển, tiết kiệm nhiên liệu, qua đó tăng hiệu quả kinh tế trong đánh bắt hải sản, bám biển dày ngày hơn.
“Chi phí sản xuất và lắp đặt hệ thống lạnh theo công nghệ mới này sẽ không cao nếu áp dụng đại trà cho các tàu cá. Qua thử nghiệm thành công, chúng tôi hy vọng công nghệ này sẽ được áp dụng rộng rãi vào quá trình khai thác thủy hải sản, góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản”, TS Phan Quí Trà cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.

Thời gian gần đây, khu dân cư ở thôn Phong Lôi Đông (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) có nhiều ngôi nhà cao tầng mới mọc lên. Chủ của những dinh cơ này đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hơn một năm nay, vào buổi sáng thứ Tư, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, người tiêu dùng lại tìm đến siêu thị IMEXCO (đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang) mua thịt lợn sạch. Bà Nguyễn Thị Hoa, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết, không chỉ sử dụng hằng ngày, gia đình còn mua làm ruốc gửi cho con học đại học tại Hà Nội.

Cải tạo giống bò hướng thịt tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó, đã tiến hành gieo tinh khoảng 680 liều tinh cho 430 con bò, tỷ lệ đậu thai khoảng 192 con, đã nghiệm thu 31 con bê lai Red Angus. Đây là biện pháp cải tạo chất lượng đàn bò một cách tiết kiệm và bền vững.

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Sóc Trăng từ nay đến năm 2020 đã được ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, bò sữa là một trong các vật nuôi được ưu tiên phát triển. Cùng với việc tăng đàn bò sữa, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.