Thử nghiệm thành công hệ thống lạnh cho tàu cá xa bờ
TS Phan Quí Trà, Chủ nhiệm đề tài cho biết, tình trạng tổn thất hải sản sau thu hoạch khá lớn, chiếm khoảng 20 - 30% tổng sản lượng. Nguyên nhân là do tàu có hầm trữ lạnh không đạt chuẩn về cách nhiệt, cách ẩm.
Qua khảo sát cho thấy, các vấn đề tồn tại của phương pháp bảo quản lạnh và hầm bảo quản truyền thống của tàu cá ngư dân hiện nay thường là: Vách gỗ cách nhiệt kém, dễ thất thoát nhiệt, lọt ẩm và dễ thấm ướt và sản sinh nấm mốc, vi khuẩn có hại; đáy hầm phủ mốp, xốp cách nhiệt không đảm bảo, không an toàn.
Về phương pháp bảo quản thì đa số các tàu thực hiện việc bảo quản sản phẩm sử dụng xốp cách nhiệt, ướp nước đá cây xay nhuyễn tổn thất lạnh theo thời gian rất lớn và làm giảm chất lượng sản phẩm.
Trước thực trạng này, nhóm kỹ sư trẻ đã nghiên cứu, thiết kế một hệ thống hầm lạnh cho tàu cá xa bờ bằng vật liệu inox 304 dầy 2mm có khả năng chống chịu với oxy hóa cao trong môi trường biển. Đây là vật liệu chính được sử dụng để làm vách, trần hầm lạnh với vật liệu có độ bền cao.
“Chúng tôi thay thế vật liệu cách nhiệt hiện tại bằng vật liệu inox và kết hợp với phun lớp foam cách nhiệt bằng vật liệu bột xốp (polyurethane) có độ dày thích hợp xung quanh bề mặt hầm inox làm nhiệm vụ cách nhiệt nhiều lớp. Lớp vách inox sẽ được gá lên bề mặt hầm bằng gỗ của tàu bằng đinh ốc cỡ lớn, xung quanh sẽ có nhiều nẹp gân để cố định hầm”, anh Trà cho hay.
Với cách thức này so với ban đầu thì sẽ tạo thành nhiều lớp vách cách nhiệt (lớp gỗ thành tàu, lớp foam PU, lớp inox) sẽ đảm bảo giảm thiểu thất thoát nhiệt ra ngoài môi trường, giảm nước đá bị tan chảy so với trước đây và đảm bảo chất lượng thủy hải sản an toàn, nguyên vẹn...
Cá đông cứng trong hầm lạnh do nhóm kỹ sư trẻ nghiên cứu, lắp đặt
Hệ thống lạnh cho tàu cá xa bờ đã được lắp đặt và vận hành thử nhiệm thành công trên tàu cá ĐNa 90621 TS của ông Đồng Văn Đền (An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng) từ tháng 9/2014. Qua 5 chuyến đánh bắt xa bờ (khoảng 20 ngày/chuyến), hầm chứa hải sản của tàu cá ĐNa 90621 TS luôn được làm lạnh, giữ nhiệt đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.
“Hệ thống lạnh mới giúp đá ít tan, cá được bảo quản tươi hơn, đặc biệt là số cá hư hao do lớp đá và cá ở trên đè xuống lớp dưới cũng ít hơn, hiệu quả trên mỗi chuyến biển tăng”, ngư dân Đồng Văn Đền đánh giá.
Theo các kỹ sư trẻ, ưu điểm lớn nhất của hệ thống lạnh cho tàu cá xa bờ là giảm tổn thất lạnh, nâng cao chất lượng hải sản và đảm bảo an toàn thực phẩm trong đánh bắt hải sản xa bờ.
Theo tính toán lượng đá tiết kiệm được 120 cây đá/mỗi chuyến biển, tiết kiệm nhiên liệu, qua đó tăng hiệu quả kinh tế trong đánh bắt hải sản, bám biển dày ngày hơn.
“Chi phí sản xuất và lắp đặt hệ thống lạnh theo công nghệ mới này sẽ không cao nếu áp dụng đại trà cho các tàu cá. Qua thử nghiệm thành công, chúng tôi hy vọng công nghệ này sẽ được áp dụng rộng rãi vào quá trình khai thác thủy hải sản, góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản”, TS Phan Quí Trà cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết - Bình Thuận) triển khai thí điểm mô hình trồng nấm rơm bước đầu đem lại hiệu quả.

Khi nói đến cây Thanh long ruột đỏ, ít ai có thể tin rằng nó lại có thể bén rễ trên những mảnh đất vườn tạp, đất đồi của xã Tân Quang (Bắc Quang - Hà Giang). Từ những mô hình đầu tiên của Trạm Khuyến nông huyện trồng khảo nghiệm cách đây vài năm, đến nay đã có nhiều hộ mạnh dạn trồng loại cây này theo quy mô lớn.

Vì vậy, những thành công từ Dự án "Sản xuất hạt giống lúa lai F1" giai đoạn 2011-2013 do Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện đã góp phần mở rộng diện tích lúa lai thương phẩm, tiến tới chủ động sản xuất hạt giống trong nước.

Tính tới thời điểm hiện tại, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã thả được 142ha tôm càng xanh, thấp hơn chỉ tiêu đề ra và giảm 18ha so với cùng kì năm trước.

Nhiều người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị không mặn mà với việc thu hoạch hoặc phải chuyển đổi cây trồng vì giá rớt thảm hại