Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Mua Tạm Trữ Đã Cứu Giá Lúa, Gạo

Thu Mua Tạm Trữ Đã Cứu Giá Lúa, Gạo
Ngày đăng: 23/06/2014

“Chúng ta có nên tiếp tục thu mua tạm trữ lúa, gạo nữa hay không? Tình hình xuất khẩu gạo của chúng ta ra sao?” Đó là những vấn đề được đặt ra tại Hội nghị sơ kết công tác thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2013-2014 ở các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức vào ngày 11-6 tại tỉnh Long An.

THU MUA TẠM TRỮ GIỮ ỔN ĐỊNH GIÁ LÚA

Thực hiện Quyết định 373a/QĐ-TTg ngày 15-3-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2013-2014 tại các tỉnh, thành ĐBSCL, từ ngày 15-3 đến ngày 30-4-2014, các doanh nghiệp đã mua tạm trữ 995.494 tấn quy gạo, đạt 99,55% (3 doanh nghiệp mua không đạt chỉ tiêu với số lượng là 4.506 tấn).

Ông Võ Thành Đô, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, giá lúa, gạo bình quân toàn vùng ĐBSCL tăng sau thời gian mua tạm trữ. Cụ thể, giá lúa tăng từ 100 - 200 đồng/kg, giá gạo nguyên liệu các loại tăng từ 50 - 100 đồng/kg, giá gạo thành phẩm xuất khẩu các loại tăng từ 150 - 200 đồng/kg.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, chủ trương mua tạm trữ lúa, gạo của Chính phủ đã được các tỉnh, thành ĐBSCL đánh giá cao, không chỉ góp phần tiêu thụ lúa, gạo cho nông dân mà còn đảm bảo cho người trồng lúa có thu nhập ổn định. Quyết định thu mua tạm trữ đã được công bố kịp thời, đúng lúc, góp phần kiềm chế tình trạng sụt giảm giá lúa, gạo trên thị trường trong bối cảnh xuất khẩu gạo những tháng đầu năm đặc biệt khó khăn về đầu ra.

Tuy nhiên, chỉ tiêu phân bổ mua tạm trữ chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúa, gạo trên một số địa bàn. Một số địa phương cho rằng: Việc phân giao chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân vừa qua của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chưa phù hợp. Vì vậy, trong thời gian tới, VFA cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với UBND các tỉnh, thành ĐBSCL. Một số địa phương cũng đề xuất tăng số lượng và kéo dài thời gian mua tạm trữ nhằm thu mua nhiều hơn cho nông dân.

Ngoài ra, công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát vẫn còn một số hạn chế; một số thương nhân do hạn chế về năng lực tài chính nên phải trả lại chỉ tiêu…

Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết, thu mua tạm trữ làm cho giá lúa, gạo tăng là điều đáng mừng. Nhưng điều ông Việt bâng khuâng là người nông dân thật sự có lãi 30% hoặc cao hơn hay không? Nếu tính theo Bộ Tài chính thì có thể lãi 30%.

“Nhiều lần tôi đi gặp trực tiếp nông dân và nông dân cho biết là không cách nào lãi được 30%. Tôi đề nghị Bộ Tài chính đi đến những nơi trồng lúa nhiều nhất, gặp nông dân để tính lại giá thành và mức lãi của nông dân. Chúng ta cũng nên tính toán lại và đề xuất với Chính phủ để có mua tạm trữ hay không, nếu có thì phải mua cho sớm” - ông Nguyễn Quốc Việt nói.

MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 580.000 tấn, thấp hơn mục tiêu dự kiến 120.000 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2014 trên 2,3 triệu tấn, trị giá FOB đạt 1 tỷ đô la Mỹ, giảm 16,18% về lượng và 16,32% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, theo dự báo của VFA thì nhờ mở rộng được một số thị trường mới cũng như tiêu thụ tiểu ngạch được đẩy mạnh cho nên sắp tới xuất khẩu sẽ tốt hơn, giá bán cũng được cải thiện.

Theo Bộ Công thương, ngoài thị trường truyền thống, có sức tiêu thụ tốt như Philippines, thì những thị trường khác như: Indonesia, Malaysia và một số thị trường châu Phi cũng đang được VFA tích cực tiếp cận khai thác.

Ông Phạm Văn Bảy cho biết: “Gần đây chúng tôi đã mở được thị trường Mexico, đây là thị trường tiềm năng, chắc chắn sẽ tiêu thụ tốt hơn. Bên cạnh đó, hiện chúng ta cũng đã khôi phục lại được thị trường Hàn Quốc”. 5 tháng đầu năm 2014 có 700.000 tấn gạo ở ĐBSCL được đưa ra phía Bắc tiêu thụ thông qua cảng Hải Phòng, trong đó có một lượng lớn được xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. “Tôi tin chắc, tiêu thụ tiểu ngạch sang Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng” - ông Phạm Văn Bảy nói.


Có thể bạn quan tâm

Được, mất chuyện nuôi lợn rừng Được, mất chuyện nuôi lợn rừng

Lợn rừng phù hợp với điều kiện chăn thả tự do hoặc trên diện tích đất rộng rãi.

22/11/2015
Có một Thủ đô ăn gà lông Có một Thủ đô ăn gà lông

Thực tế, văn hóa ăn gà lông không chỉ hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn du nhập theo kiều bào sang tận các quốc gia phát triển.

22/11/2015
Năng suất, chất lượng là yếu tố quyết định Năng suất, chất lượng là yếu tố quyết định

Ngày 19/11, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phối hợp với Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) tổ chức hội nghị triển khai chương trình hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn TP Hà Nội.

22/11/2015
Hướng Hóa chú trọng phát triển cây bời lời đỏ Hướng Hóa chú trọng phát triển cây bời lời đỏ

Đối với người dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thì cây bời lời trắng không còn xa lạ bởi từ lâu loại cây này đã có mặt hầu như ở khắp nơi, từ khe suối đến dốc đá cao. Tuy nhiên, giá trị kinh tế mang lại của nó rất thấp nên người dân chẳng mấy quan tâm tới loại cây này.

22/11/2015
Cà phê mất mùa, mất giá Cà phê mất mùa, mất giá

Gia Lai hiện có khoảng 78.000 ha cà phê kinh doanh đang đối mặt với tình trạng giảm năng suất, chất lượng, cộng với giá cà phê đang xuống thấp khiến người nông dân thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh bước vào thu hoạch cà phê.

22/11/2015