Thu mua hoa thanh long ồ ạt

Việc thương lái tìm đến nhà vườn thu mua hoa thanh long với giá từ 3.500 - 4.500đ/kg, khiến nhiều người trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận vui mừng, phấn khởi. Nên nhớ đây chỉ là những hoa thanh long kẹ, còi, bị nhiễm bệnh.
Thu mua hoa thanh long đã xuất hiện rầm rộ ở Bình Thuận trong nhiều năm nay, nhất là khu vực huyện Hàm Thuận Bắc.
Hiện các nhà vườn đang bước vào vụ chong đèn để thanh long ra hoa trái vụ. Nhiều thương lái tìm đến thu mua hoa thanh long với giá dao động từ 3.500 - 4.500đ/kg (4 - 6 hoa/kg), tùy theo kích thước, chất lượng của hoa.
Anh Nguyễn Thành Trí, nông dân thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, gia đình có gần 500 trụ thanh long đã được chong đèn và cho ra nhiều hoa. Cách đây 3 ngày, anh lựa những hoa bị nổi đốm trắng, nấm tắc kè bán cho thương lái được hơn 3 triệu đồng. Tính ra số tiền này dư sức sử dụng vào chi phí phân bón, thuốc trừ sâu đầu tư đến khi trái chín.
Cũng theo anh Trí, vài năm trước đây, thương lái thu mua hoa thanh long trước khi nở 1 – 2 ngày (khoảng 18 ngày sau khi ra nụ) nhưng chỉ có giá 2.500đ/kg. Nay giá thu mua đã tăng lên gấp đôi khiến nhiều nhà vườn không chần chừ bẻ bớt hoa bán.
Hoa thanh long sau những vụ chong đèn thường xuất hiện rất nhiều và hay bị nhiễm bệnh đốm trắng, nếu không được thương lái thu mua thì nông dân cũng phải tỉa bỏ bớt vì có để lại ra trái cũng không bán được.
Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, lặt bỏ bớt hoa là việc làm thường xuyên trong quá trình chăm sóc và cũng là biện pháp kỹ thuật can thiệp để giúp cây thanh long sinh trưởng phát triển tốt hơn.
Khi cắt tỉa hoa thanh long dễ cân đối được số lượng trái thanh long trên một trụ hợp lý, nhằm tập trung dinh dưỡng để giúp cây cho ra trái có chất lượng tốt và tăng sức chống chịu của cây đối với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Việc thu mua hoa thanh long giúp tận dụng các sản phẩm khác nhau trên cây thanh long, tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí đầu tư, đỡ tốn công chăm sóc và xử lý được tàn dư thực vật là hoa thanh long không khả dụng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 20-2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chính thức triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa). Người dân ĐBSCL hy vọng đây là giải pháp khắc phục tình trạng lúa hàng hóa ùn ứ trong dân, giá lúa sụt giảm khi vào vụ thu hoạch đông ken.

Trong năm qua, toàn tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện thả tôm nuôi với diện tích 1.470 ha (67% tập trung tại khu vực Đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), vượt 40% kế hoạch năm, trong đó có 194 ha tôm sú và 1.276 ha tôm thẻ chân trắng. Song do bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện, lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi trọng điểm với diện tích 625 ha (chiếm 45% diện tích thả nuôi toàn tỉnh và tập trung 82% diện tích bệnh tại Đầm Nại) đã làm cho sản lượng thu hoạch chỉ đạt 87% kế hoạch.

Qua nhiều năm, ông Võ Văn Vân (KP. Đông, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An - Bình Dương) thử nhiều mô hình nông nghiệp khác nhau từ trồng cây ăn trái, đến chăn nuôi… nhưng đều không mang lại hiệu quả. Chỉ khi quyết định nuôi cá tai tượng, ông mới thực sự thoát nghèo.

Trong tháng 2/2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ở nước ngọt và nước lợ) toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt hơn 570 ha, tăng 11,2% so cùng kỳ năm trước.

Cá bống bớp là loài cá nước lợ, thuộc họ cá bống đen, thân hình trụ tròn, mắt nhỏ, mõm tầy, có nguồn dinh dưỡng cao, giá trị xuất khẩu lớn. Cá bống bớp đã được nhiều địa phương tổ chức nuôi song đến nay chỉ có vùng nuôi mặn lợ của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) là nuôi được cá bống bớp với quy mô lớn. Nghề nuôi cá bống bớp ở Nghĩa Hưng khởi phát từ xóm Chùa, xã Nghĩa Thắng khoảng trước năm 1990. Mặc dù điều kiện tưới tiêu nước ở đây chưa được quy hoạch nhưng năng suất nuôi cá bống bớp đã đạt 4 - 6 tấn/ha…