Thu Lợi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Trồng Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Quảng Ninh

Sinh năm 1976 tại thôn Đồng Ý, xã Việt Dân (Đông Triều - Quảng Ninh), anh Nguyễn Văn Hào là người có tham vọng vươn lên làm giàu trên mảnh đất của quê hương mình. Năm 2007 anh xin chuyển đổi diện tích 10.000 m2 đất canh tác nông nghiệp của gia đình sang trồng các loại cây có giá trị cao phù hợp với chất đất và khí hậu. Anh Hào tâm sự: Đất ở đây chủ yếu là đất pha cát, nếu trồng lúa năng suất rất thấp nên không hiệu quả.
Tôi đã đến các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội… để tìm hiểu các loại cây trồng nào thích nghi và phù hợp với chất đất cũng như khí hậu quê mình. Trong các chuyến đi thực tiễn đó tôi thấy cây bưởi Diễn và cam Canh có khả năng thích nghi và phù hợp với điều kiện tại quê mình nên đã học hỏi kinh nghiệm từ những người nông dân tại đó về kỹ thuật cải tạo vườn, trồng và chăm sóc các loại cây này.
Để có tiền đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng, mua cây giống, anh Hào đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng NN&PTNT huyện. Bước đầu anh dành 3.000 m2 đất trồng cây bưởi Diễn, 2.000 m2 trồng cam Canh, diện tích còn lại trồng các loại cây trồng khác. Sau khoảng 3 năm chăm sóc, vào khoảng cuối 2010, số diện tích của hai loại cây trên đã cho bói quả, tuy mới bói nhưng loại bưởi Diễn và cam Canh được đánh giá khá cao.
Đặc trưng của loại cây này là mùa vụ thu hoạch cận kề với dịp Tết nên rất dễ tiêu thụ trên thị trường và bán giá cao. Anh Hào tâm sự: Để cho ra thị trường đúng vào dịp Tết, tôi dùng biện pháp ủ quả cho bưởi không bị héo, không bị hỏng. Bằng cách đóng sàn bằng gỗ để ở trong nhà, mặt sàn cao hơn so với mặt đất 10cm, khi bưởi đã được hái cẩn thận, phải chấm vôi vào cuống, rồi để bưởi lên sàn. Với biện pháp này vừa giữ được bưởi tươi lâu, vừa tạo điều kiện cho bưởi không bị ép giá, thuận lợi cho việc vận chuyển, vừa đưa ra thị trường đúng thời điểm được giá.
Trong vụ bưởi năm 2012 vừa qua, vườn cây của gia đình anh Nguyễn Văn Hào đã cho thu hoạch với số lượng rất lớn, riêng số diện tích bưởi Diễn của anh đã cho thu hoạch 7.000 quả, giá mỗi quả là 23.000 đồng. Còn số diện tích cam Canh đã cho thu hoạch trên 1,4 tấn quả, giá cam Canh trên thị trường là 50.000 đồng/kg. Tổng thu nhập của gia đình anh trong vụ vừa qua từ hai loại cây này là 250 triệu đồng, trừ chi phí anh lãi được 170 triệu đồng. Anh Hào cho biết: Trong thời gian tới gia đình sẽ đầu tư phát triển nhân rộng cây bưởi Diễn và cây cam Canh với quy mô lớn hơn trên diện tích còn lại, đồng thời đầu tư thêm ao, phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế trang trại.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4-10, các chuyên gia của Đại học Nông nghiệp I và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã đến xã Quyết Thắng (Thanh Hà) lấy mẫu xét nghiệm giống lúa nếp lai bị một loại bệnh lạ gây thối thân lúa.

Nhắc đến xã Thạnh Hội (Tân Uyên) người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “cù lao hành”. Nhưng đến Thạnh Hội vào thời điểm này cây hành dường như đã trở thành “thứ yếu” vì cây bạc hà mới là cây trồng chủ lực.

Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.

Hiện nay, ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) phát triển mạnh mô hình trồng dừa Xiêm (DX), bởi hiệu quả kinh tế của loại cây này rất cao. Trong tương lai, DX có thể trở thành loại cây chủ lực của xã nếu người dân biết đầu tư mở rộng sản xuất cũng như được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Đó là chia sẻ của ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích.

Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng, cá trê vàng lai đã được nuôi nhiều nơi từ nhiều năm qua. Trong khi đó cá trê vàng có giá trị kinh tế cao hơn nhiều, lại khan hiếm chủ yếu dựa vào tự nhiên. Gần đây, quy trình sản xuất giống cá trê vàng đã thực hiện thành công ở các Viện, Trường đại học, chưa được nhân rộng cho các trại giống cũng như nông hộ. Do vậy nguồn giống cá trê vàng rất khan hiếm, diện tích nuôi cá trê vàng là rất ít không đáng kể.