Thu Lãi Lớn Từ Chanh Đào

Do nhu cầu lớn từ người tiêu dùng, giá chanh đào đang được bán cao gấp đôi gấp ba lần chanh thường. Đem đến nguồn lợi lớn cho cả người trồng và người kinh doanh.
Thời gian này đã vào cuối vụ, quả không còn nhiều nên giá chanh đào đang giữ ở mức cao từ 55 - 60 nghìn đồng/kg. Ngay cả vào thời điểm chính vụ giá chanh xuống mức thấp nhất cũng từ 40-50 nghìn đồng/kg. Mức giá này cao gấp 2-3 lần so với chanh thường nên nhiều tiểu thương đang tranh thủ dịp này để thu lợi lớn.
Chị Hoài- một tiểu thương chuyên bán kinh doanh mặt hàng này tại chợ Nghĩa Tân- Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: Năm nay, mọi người chuyển tay nhau tác dụng hiệu quả của chanh đào ngâm nên nhu cầu cao hơn những năm trước. Nhà nào cũng mua chanh đào về ngâm sẵn, ít thì 3-4 kg, có người còn mua cả chục cân mang cho mọi người.
Ngày nào bán hết hàng ngày đó. Những ngày cao điểm phải bán được cả tạ chanh đào. Giá thu mua tại vườn cũng đã cao rồi nên chị chỉ ăn lãi nhờ vào số lượng là chủ yếu.
Không chỉ người bán mà ngay cả những người trồng cũng đang có được nguồn lợi lớn từ chanh đào. Anh Hà Văn Giang, người trồng chanh đào tại Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết: Gia đình anh cũng như nhiều gia đình ở Bắc Giang, trồng vải thiều là chủ yếu.
Tuy nhiên những năm gần đây, vải rớt giá, thu lợi không đáng là bao. Nên anh quyết định trồng thêm cây chanh đào. Cây chanh đào có hai loại: chanh lõi đỏ và chanh lỗi hồng. Hiện tại vườn nhà anh chỉ trồng loại lõi hồng thường thấy trên thị trường. Năm nay thời tiết thuận lợi, chanh đào sai quả, ra từng chùm, chùm nào cũng 5-7 quả là ít.
Theo anh Giang, tổng sản lượng thu hoạch năm nay của gia đình anh là xấp xỉ gần 2 tấn chanh. Chanh đào có đặc điểm chín đến đâu hái đến đó nên không thể thu hoạch một lúc ồ ạt được. Hái đến đâu người ta thu mua đến đó. Chanh đào thu mua tận vườn thấp nhất cũng phải 35 nghìn đồng/kg (chính vụ), đầu vụ với cuối vụ giá còn cao hơn.
Hiện nay, nhu cầu về chanh đào ngày càng lớn, giá lại cao, nhiều người dân xung quanh khu vực Lục Ngạn và các vùng lân cận cũng đang có nhu cầu mua cây giống để trông thâm canh loại cây này. Tuy chỉ mới trồng chanh được 3 năm trở lại đây nhưng do cây ra quả tốt, đẹp nên gia đình anh Giang cũng được nhiều người tìm đến mua cây giống.
Mỗi cây giống thường bán với giá từ 40-50 nghìn đồng/cây (cao 50-80 cm) nhưng nhiều khi không có cây để bán. Anh Giang cho biết thêm, loại cây này khá dễ trồng, không khác nhiều so với giống chanh thường, không quá kén thời tiết và đất trồng, chỉ cần người trồng chăm bón phân tưới nước đúng cách là quả sẽ ra nhiều, đều và đẹp mã.
Anh Giang đang nghiên cứu mô hình để nhân rộng diện tích trồng chanh của gia đình và nghiên cứu để quả chanh ra trái vụ ( mùa xuân, hè) có thể cho quả thêm nhiều hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 29-7, tại UBND xã Gia Hòa 2 (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng), Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức cấp bò sinh sản cho một số hộ dân trên địa bàn xã Gia Hòa 2.

Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm cho 10 hộ dân thuộc các xã Tam Dị, Chu Điện, Phương Sơn với tổng kinh phí 90 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

Trong chăn nuôi, khâu tiêu thụ đóng vai trò lớn đối với lợi nhuận mang lại cho nông dân. Tuy nhiên, đặc thù lĩnh vực này ở nước ta là hầu hết có quy mô nhỏ lẻ, manh mún dẫn tới chi phí giao dịch cao. Người nông dân chỉ được hưởng lợi nhuận (nếu có) một phần rất nhỏ...

Ông Hà Thanh Lâm, Phó Trạm trưởng Trạm Thú y thành phố Kon Tum cho biết, nhờ phát hiện sớm và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã ngăn chặn kịp thời ổ dịch lở mồm long móng ở đàn bò của 2 hộ gia đình trên địa bàn thôn Đăk Led, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum. Hiện đàn bò gồm 8 con mắc dịch lở mồm long móng đã được chữa trị và đã ăn uống bình thường.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tính đến tháng 7-2015, trên địa bàn tỉnh có 13.131 con trâu (giảm 6,41% so với cùng kỳ năm trước); 26.359 con bò (giảm 11,23%); 280.670 con heo (tăng 0,16%) và 3.624 ngàn con gia cầm (tăng 5,32%).