Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Theo đó, Tập đoàn Salim ký kết hợp tác với Công ty Hiệp Thanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ gạo, thủy sản, hình thành vùng nguyên liệu chất lượng cao và xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Lấp Vò, đóng góp 600 tỷ đồng vào vốn hợp tác liên doanh.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, hiện tại số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn ít, chủ yếu là các nhà đầu tư trong nước. Đồng thời, đa số các dự án của các DN có quy mô công suất vừa và nhỏ, chưa xứng tầm với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
Để thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh sẽ dành một phần ngân sách của địa phương để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo đồng bộ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các DN. Theo đó, mời gọi những nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước tham gia đầu tư các dự án trên lĩnh vực nông nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc.
Đặc biệt, đầu tư vào những sản phẩm đặc thù của Đồng Tháp (xoài, sen, lúa gạo, cá tra, hoa kiểng, nhãn...) có định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu để đáp ứng cho các nhà đầu tư có dự định đầu tư các nhà máy chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm...
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và Vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa trao Giấy chứng nhận VietGap cho Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Chính Phú, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên).

Trong khi cao su, rừng keo tràm thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai, thì cây sắn được chọn làm đối tượng thay thế để thoát nghèo bền vững.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện có hơn 60% diện tích trồng cà phê tại các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng mô hình xen canh với các loại cây mít, tiêu, ca cao, sầu riêng… Việc trồng xen canh trong vườn cà phê giúp người nông dân đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, nâng cao giá trị sử dụng và thu hoạch trên một diện tích đất.

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.

Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.