Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Hoạch Và Bảo Quản Lạc Giống

Thu Hoạch Và Bảo Quản Lạc Giống
Ngày đăng: 30/08/2011

Để thu hoạch và bảo quản lạc giống tốt, đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cho vụ sau cần làm tốt các yêu cầu kỹ thuật sau:

1.Thu hoạch

Xác định thời điểm thu hoạch là một khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hạt giống. Nên chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Lạc giống nên thu hoạch khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín sinh lí (với dạng cây phân cành liên tục tỷ lệ này còn có thể thấp hơn). Gần đến ngày thu hoạch nên nhổ mẫu kiểm tra để xác định thời gian thu thích hợp nhất.

Sau khi nhổ, cây nên rải ra thành hàng để khử lẫn lần cuối. Bất cứ cây khác dạng nào và cây có quả bị bệnh nên loại bỏ, những quả rơi rụng không nên giữ làm giống.

2. Làm khô giống

Các giống lạc trồng phổ biến hiện nay hầu hết không có tỉnh ngủ tươi nên có thể nảy mầm ngay tại ruộng hoặc khi đã thu hoạch nhưng không làm khô kịp thời. Vì vậy cần làm khô quả lạc bằng cách: Phơi ngay tại ruộng nếu trời nắng to, ruộng khô ráo hoặc treo phơi dưới hiên. Cũng có thể vặt quả ra phơi dưới sân gạch hoặc phơi trong nia, mẹt tránh phơi trên sân bê tông nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống. Trong trường hợp thời tiết xấu, không có nắng nên hong khô vỏ và sử dụng máy sấy làm khô giống.

3. Phương pháp bảo quản lạc giống dạng quả

Tỷ lệ nảy mầm của giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình bảo quản. Nếu bảo quản bằng kho lạnh 12oC thì sau 12 tháng tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt 95,6%, màu sắc vỏ lụa ít bị biến đổi. Nếu bảo quản kín trong phòng thì sau 6 tháng tỷ lệ nảy mầm đạt 89,5%, sau 8 tháng đạt 76,1% nhưng nếu để từ 9-12 tháng thì tỷ lệ nảy mầm giảm mạnh còn trên dưới 50 %.

*Đóng gói và bảo quản

Lạc giống thật khô (khi hạt tách khỏi vỏ, lắc thấy long là được), sạch được đóng gói trong bao tải có túi nilon hoặc chum vại có lót lớp vôi dưới đáy và bịt chặt bằng nilon trên đầu chum. Cũng có thể cho lạc vào chum rồi phủ lên trên 1 ít lá xoan, sau đó buộc nilon. Trong quá trình bảo quản không được mở nilon đến tận khi chuẩn bị gieo vì hạt lạc rất dễ mất sức nảy mầm. Nhiệt độ bảo quản càng thấp thời gian bảo quản có thể kéo dài. Khi nhiệt độ

*Bóc vỏ quả

Chuẩn bị gieo thì tiến hành bóc vỏ quả. Bóc vỏ lạc tốt nhất nên làm bằng tay để tránh hư hại và vỡ hạt. Trong quá trình bóc thấy hạt nhiễm bệnh, hạt bị vỡ, hạt không đúng màu sắc của giống nên loại bỏ. Trước khi đem gieo hạt giống nên sử lí bằng thuốc trừ nấm và sâu thích hợp. Nên ngâm hạt giống 8-10 tiếng, đãi chua rồi chộn trấu đem ủ. Cần kiểm tra tỷ lệ nảy mầm trước khi gieo.


Có thể bạn quan tâm

Tôm nước lợ mất mùa, rớt giá Tôm nước lợ mất mùa, rớt giá

Gần 1 tháng nay, những người nuôi tôm tại Bến Tre đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tôm thương phẩm rớt giá, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, diện tích thiệt hại ngày càng tăng.

25/05/2015
Nghiên cứu khoa học trong thủy sản vẫn chưa toàn diện Nghiên cứu khoa học trong thủy sản vẫn chưa toàn diện

Trình độ khoa học công nghệ thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ. Thách thức càng tăng cao khi yêu cầu kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ngày một mạnh mẽ.

25/05/2015
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản ngay từ những công đoạn nuôi Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản ngay từ những công đoạn nuôi

Theo Trung tâm khuyến nông Quốc gia, năm 2014 xuất khẩu thủy sản đạt 7,92 tỉ USD, riêng giá trị xuất khẩu tôm chạm ngưỡng 4 tỉ USD. Bên cạnh những dấu ấn tự hào này, thì ngành nuôi tôm còn gặp nhiều khó khăn, trong đó rào cản về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của các nước nhập khẩu không giảm mà còn có nguy cơ tăng mạnh trong thời gian tới.

25/05/2015
Bình Định có hơn 16 ha diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh Bình Định có hơn 16 ha diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh

Theo Chi cục Thú y thuộc Sở NN&PTNT, thời tiết nắng nóng kéo dài cộng với nguồn tôm giống trước khi thả nuôi không được kiểm dịch chặt chẽ đã làm cho nhiều diện tích tôm nuôi trong tỉnh Bình Định bị dịch bệnh. Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 16,04 ha tôm nuôi bị dịch bệnh, trong đó bệnh do vi-rút đốm trắng 1,51 ha, bệnh do môi trường 14,53 ha.

25/05/2015
Quảng Ninh nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa Quảng Ninh nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa

Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông Trung ương năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai mô hình “Nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa” tại hồ Đồng Và, xã Yên Than, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

25/05/2015