Thu Giữ Tiêu Huỷ 9.000 Trứng Gia Cầm

Làm việc với cơ quan chức năng bà Lương Thị Ý cho biết số trứng trên được chủ hàng ở dưới Nam Định gửi lên để tiêu thụ, không có các thủ tục kiểm dịch, giấy tờ vận chuyển.
Vào lúc 13h30 ngày 18/3/2014, chốt kiểm dịch của tỉnh Thái Nguyên đóng tại xóm Đồng Đình, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương nằm trên địa phận giáp ranh với huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã kiểm tra xe chở khách phát hiện 9.000 trứng gia cầm không rõ nguồn gốc.
Xe khách của nhà xe Ngô Chiến mang biển kiểm soát 18B – 008.77 chạy hướng Nam Định - Bắc Kạn do Nguyễn Đình Dũng, sinh năm 1981, trú tại Trực Thuận (Trực Ninh, Nam Định) điều khiển chở 4.000 quả trứng gà; 3.500 quả trứng vịt lộn và 1.000 trứng chim cút. Người mua lô hàng là bà Lương Thị Ý, sinh năm 1956, trú tại tổ 5, phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Kạn.
Làm việc với cơ quan chức năng bà Lương Thị Ý cho biết số trứng trên được chủ hàng ở dưới Nam Định gửi lên để tiêu thụ, không có các thủ tục kiểm dịch, giấy tờ vận chuyển. Cơ quan chức năng huyện Phú Lương đã tiến hành lập biên bản thu giữ toàn bộ số hàng trên, phun thuốc khử trùng và tiêu huỷ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, cho biết: Thời gian qua, 23 hộ dân ở hai thôn Nhân Ân và Lộc Hạ của xã đã cắm cọc, bao lưới trên đầm, với tổng diện tích khoảng 5 ha để nuôi trồng, khai thác thủy sản trái phép như sìa, tôm, cua, cá… gây cản trở dòng chảy, giao thông trên đầm Thị Nại và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đầm.

Theo ước tính, nuôi 1 kg cá bổi ban đầu đến khi thu hoạch mất 2,5 kg thức ăn. Ngoài ra, các chi phí khác như cải tạo ao đầm, thuê nhân công chăm sóc đều cao hơn năm trước. Năm nay sản lượng cá bổi thả nuôi không tăng so với trung bình hàng năm, nhưng lượng cá bổi đổ về từ các tỉnh khác tăng mạnh, khiến nguồn cung vượt cầu.

Với quy mô 1ha gồm 5 hộ tham gia, đây là những hộ đáp ứng đủ yêu cầu của chương trình như: Có diện tích ao nuôi tối thiểu là 1.000 m2 trở lên, có nhân công lao động để chăn nuôi cá và có vốn đối ứng để đầu tư mua thức ăn. Tham gia mô hình, các hộ được cấp 100% cá giống, cá rô phi dòng GIFT đơn tính đực, 50% thức ăn hỗn hợp, thuốc sát trùng, vôi bột; được tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính, một số loài cá truyền thống.

Ngày 13-12, tại nhà ông Nguyễn Văn Nam (ấp 4, xã Tân Lập I), Trạm Khuyến nông huyện Tân Phước phối hợp với Hội Nông dân xã Tân Lập 1 tổ chức tổng kết mô hình trình diễn xử lý mãng cầu.

Vấn đề quan tâm hiện nay là định hướng rải vụ như thế nào hợp lý để không xảy ra tình trạng “được mùa rớt giá”, tình hình bệnh xì mủ, chết nhánh trên sầu riêng chưa được chữa trị triệt để cũng gây khó khăn cho nông dân; việc liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị chưa được hình thành…