Thu Giữ Lượng Lớn Da Cá Sấu Và Cá Sấu Con Không Rõ Nguồn Gốc

Vào lúc 11 giờ đêm ngày 18/9, tại khu vực ngã ba Trà Tim, trên Quốc lộ 1A, thành phố Sóc Trăng, lực lượng phối hợp gồm Chi cục Kiểm lâm, Cảnh sát Giao thông và Cảnh sát Môi trường tỉnh Sóc Trăng đã kiểm tra và thu giữ một lượng lớn da cá sấu và cá sấu con vận chuyển không có giấy phép kinh doanh và không rõ nguồn gốc. Số da cá sấu và cá sấu con trên được đựng trong 7 thùng xốp lớn, bên trong có ướp đá.
Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ lô hàng là Trương Thanh Tươi (sinh năm 1982), thường trú tại Tắc Vân, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Tươi khai: Số hàng trên mua lại của ông Khén, ở xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, sau đó thuê xe mang biển số 94B 00158 do tài xế Trương Thanh Sơn chở về thành phố Hồ Chí Minh để bán lại cho cơ sở thuộc da. Số da cá sấu và cá sấu con này đã được Tươi mua 125 triệu đồng.
Tiến hành kiểm tra bên trong cho thấy có tới 316 bộ da cá sấu có độ dài đo được từ 0,4 đến 1,2 mét, bề ngang từ 0,2 đến 0,5 mét, ngoài ra còn có 112 con cá sấu nhỏ nguyên con đã chết, có trọng lượng từ vài trăm gram đến 2 ký. Đây là vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép lớn nhất mà lực lượng chức năng Sóc Trăng bắt được từ trước đến nay.
Ông Trần Trọng Khiêm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng cho biết: Theo quy định, số da cá sấu vận chuyển trái pháp luật này sẽ bị tịch thu và phạt hành chính đối với chủ hàng vì cá sấu là động vật hoang dã nằm trong danh mục cấm, đối tượng vận chuyển lại không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng.
Có thể bạn quan tâm

Đa số doanh nghiệp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn và lợi nhuận giảm, nguyên nhân chính là nhân lực yếu.

Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.

Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.

Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.

Đây là mô hình nuôi cá trong ao đất lần đầu tiên được triển khai áp dụng thực hiện thí điểm, nhằm từng bước đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển các mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.