Thu bạc triệu vì vườn dâu trúng mùa, được giá

Hiện nhà vườn trồng dâu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ rất phấn khởi vì các loại dâu xanh, dâu xiêm, dâu bòn bon đang vào mùa thu hoạch rộ cho năng suất cao và bán được giá.
Theo lãnh đạo huyện Phong Điền, hiện địa phương có gần 800 ha trồng dâu các loại. Năm nay, các loại dâu đang thu hoạch cho năng suất khá cao từ 25 - 30 tấn/ha. Bên cạnh đó, nhờ chi phí đầu vào như phân, thuốc trừ sâu ít, chỉ khoảng 20 triệu đồng/ha nên phần nào hạ giá thành sản xuất, giúp nông dân có lợi nhuận nhiều. Hiện dâu được nhà vườn bán cho thương lái với giá dao động từ 6 ngàn đến 11ngàn đồng/kg, tùy theo loại. Sau khi trừ chi phí, nhà vườn có thu nhập hơn 100 triệu đồng/ ha. Không chỉ tiêu thụ ở vùng ĐBSCL, dâu trồng ở đây còn được đưa đi tiêu thụ ở Thành phố Hồ Chí Minh và xuất đường tiểu ngạch sang Campuchia.
Ông Trần Thái Nghiêm- Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền cho biết: “So với năm 2014 thì giá dâu năm nay thì tương đối khá và hầu hết bà con đều bán được do năng suất các loại dâu này cũng tương đối cao. Thu nhập của bà con thì mỗi ha trồng chuyên thu nhập khoảng 120 đến 150 triệu đồng/ ha đối với dâu xanh và cá biệt một số hộ trồng dâu xiêm thì có thu nhập trên 200 đến 250 triệu/ ha”.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm

Được hai ông bạn cùng ở ngoại thành Hà Nội, một là nông dân ở Thạch Thất và một là thạc sỹ, giảng viên Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Chương Mỹ) rủ cùng làm nấm, tôi bảo: Tôi chỉ biết đánh “võ mồm” thôi, ngoài ra chẳng biết gì sất.

Năm 2011 do tác động của điều kiện thời tiết nên kéo dài thời gian sinh trưởng của lúa xuân từ 10-25 ngày, ảnh hưởng lớn tới lịch gieo cấy lúa hè thu, lúa mùa cũng như thời vụ vụ đông. Tại hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2010 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2011 của các tỉnh, thành phố phía Bắc diễn ra tại Vĩnh Phúc