Thu bạc triệu vì vườn dâu trúng mùa, được giá

Hiện nhà vườn trồng dâu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ rất phấn khởi vì các loại dâu xanh, dâu xiêm, dâu bòn bon đang vào mùa thu hoạch rộ cho năng suất cao và bán được giá.
Theo lãnh đạo huyện Phong Điền, hiện địa phương có gần 800 ha trồng dâu các loại. Năm nay, các loại dâu đang thu hoạch cho năng suất khá cao từ 25 - 30 tấn/ha. Bên cạnh đó, nhờ chi phí đầu vào như phân, thuốc trừ sâu ít, chỉ khoảng 20 triệu đồng/ha nên phần nào hạ giá thành sản xuất, giúp nông dân có lợi nhuận nhiều. Hiện dâu được nhà vườn bán cho thương lái với giá dao động từ 6 ngàn đến 11ngàn đồng/kg, tùy theo loại. Sau khi trừ chi phí, nhà vườn có thu nhập hơn 100 triệu đồng/ ha. Không chỉ tiêu thụ ở vùng ĐBSCL, dâu trồng ở đây còn được đưa đi tiêu thụ ở Thành phố Hồ Chí Minh và xuất đường tiểu ngạch sang Campuchia.
Ông Trần Thái Nghiêm- Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền cho biết: “So với năm 2014 thì giá dâu năm nay thì tương đối khá và hầu hết bà con đều bán được do năng suất các loại dâu này cũng tương đối cao. Thu nhập của bà con thì mỗi ha trồng chuyên thu nhập khoảng 120 đến 150 triệu đồng/ ha đối với dâu xanh và cá biệt một số hộ trồng dâu xiêm thì có thu nhập trên 200 đến 250 triệu/ ha”.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh và nhiều nông dân thả nuôi liên tục nhiều vụ trong năm. Nguyên nhân là do người nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, trúng giá với lợi nhuận mỗi vụ tới 500-700 triệu đồng/ha.

Khóm Cầu Đúc từng nổi danh một thời, giúp nhiều hộ nông dân ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) ăn nên làm ra, tuy nhiên những năm gần đây do giá khóm không ổn định, đất bạc màu cộng với bệnh chết bụi khá phổ biến, làm cho người trồng khóm ở Hỏa Tiến gặp không ít khó khăn.

Do đặc điểm địa hình, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều vùng trũng, chỉ cấy được một vụ lúa/năm nhưng năng suất bấp bênh, hay bị ngập úng, dẫn đến người nông dân thường bỏ ruộng.

Những năm gần đây, số lượng chim yến đến với Thanh Hóa ngày càng tăng, đã góp phần tạo ra một nghề mới - nghề nuôi chim yến lấy tổ của người dân ở những vùng ven biển của tỉnh.

Khoảng 10 năm trở lại đây, nhờ điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, cây mãng cầu xiêm đã "bén duyên" và ngày càng phát triển mạnh ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang). Chính loại cây này góp phần lớn mang lại ấm no trên vùng đất cù lao đầy phèn - mặn này.