Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Bạc Tỉ Nhờ Trồng Gừng

Thu Bạc Tỉ Nhờ Trồng Gừng
Ngày đăng: 19/11/2014

Chuyện ít ai ngờ nhưng đang là hiện thực ở đồng đất huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau). Mỗi hecta gừng thương lái vào tận rẫy bỏ cọc và đồng ý thu mua với giá khoảng 1,5 tỉ đồng.

Nhân dân ấp 6 La Cua (xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình) vì cuối tháng 10 hàng loạt thương lái vào tận nơi đặt trước tiền cọc và đồng ý mua với giá từ 180-200 triệu đồng mỗi công gừng củ. Ông Chín Chủ (Nguyễn Minh Chủ- Bí thư chi bộ ấp 6 La Cua), chia sẻ: Nhà máy đường Thới Bình đóng cửa, thương lái không thu mua khiến giá mía rớt thê thảm. Hơn 140 hecta mía trong ấp của ông thu hoạch hơn phân nửa diện tích, ai cũng lỗ đang lo thì gừng có giá bất thường, ai cũng vui. Mừng nhất là hộ trồng mía chừa ít diện tích trồng gừng, nhận tiền đặt cọc mà “sướng” - ông Chín, nói vui.

Ông Chín cho hay năm 2014 ấp 6 La Cua có trên 22ha gừng của hàng chục nông hộ nhưng mới chỉ một vài hộ thu hoạch. Trong đó nhiều nhất là ông Út Quế, trồng 15 công gừng, bị hư hết 5 công nhưng vừa thu hoạch 5 công, bán được hơn 800 triệu đồng. 5 công gừng còn lại của ông Út Quế, theo lời ông Chín cánh thương lái đã bỏ cọc 50% là 400 triệu đồng, khi nào vô thu hoạch sẽ trả đủ 400 triệu đồng còn lại. Để chắc ăn và sợ ông Út Quế “bẻ kèo”, cánh thương lái thuê hẳn một người dân địa phương với giá 20 triệu đồng đảm trách canh giữ khu gừng của ông Út Quế, phòng trộm cắp khiến sản lượng gừng khi thu hoạch bị thất thoát.

Tại khu gừng củ chưa thu hoạch sau nhà cựu chiến binh Năm Được (Lê Văn Được) ông Chín cho hay trong ấp còn khá nhiều hộ chưa thu hoạch gừng. Ông Chín liệt kê: Đỗ Văn Chiến (3 công), Trần Thanh Dân (2 công), Phùng Thanh Phương (1 công), Lê Hùng, Cao Vụ, Lê Ngọc Duật (mỗi người 0,5 công)… Trong số những hộ vừa nêu, có hộ nhận tiền đặt cọc của thương lái với giá từ 80-100 triệu đồng/nửa công gừng, có hộ thấy giá cao chưa chịu nhận cọc, được giá cao hơn.

Riêng khu gừng hơn 3,5 công của ông Năm Được, hiện củ đã to, có tới 4 thương lái vào coi gừng, đồng ý mua và bỏ tiền cọc với giá 200 triệu đồng/công nhưng ông Năm nhất quyết không bán. Bởi theo lời ông Năm, ai cũng bán gừng củ nhưng ông thì chừa lại bán gừng giống cho bà con địa phương cho vụ gừng mới năm sau. “Giá gừng củ chót vót cỡ đó thì giá gừng giống của tôi làm gì mà bèo hơn được” – ông Năm, nhẩm tính.

Qua thống kê sơ bộ hồi cuối tháng 10 vừa qua thì toàn huyện có khoảng 200ha trồng gừng củ (năng suất ước từ 80-100 tấn/ha), bình quân mỗi ha hộ dân đầu tư khoảng 300-400 triệu đồng. Với giá mà thương lái đặt cọc và đồng ý thu mua từ 180-200 triệu đồng/công như vừa qua thì mỗi hecta gừng hộ dân thu lời không dưới 1 tỉ đồng sau khi trừ hết chi phí – ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, cho biết.

Vụ mía 2013, hơn 5ha mía của ông Năm Được hòa vốn vì giá thấp. Tiên liệu tình hình không sáng sủa nên khởi đầu vụ mía năm 2014, ông Năm cũng trồng mía phần lớn diện tích nhưng để lại khoảnh đất để trồng gừng. Bởi theo kinh nghiệm nhiều năm “chặt-đốn” của ông Năm, gừng củ năm 2012 và 2013 giá rẻ như cho không, rất nhiều hộ dân ở Trí Phải, Trí Lực (huyện Thới Bình) bất mãn không trồng gừng nữa mà trồng lại cây mía hoặc trồng rau màu. “Nắm bắt thời cơ ấy nên tôi trồng thêm gừng, cái gì người ta ít trồng là có giá cháu ơi” – ông Năm, phân tích.

Cùng suy nghĩ như ông Năm Được hàng chục hộ dân ở ấp 6 La Cua vẫn trồng mía niên vụ 2014 nhưng dành ít đất để trồng gừng. Công sức, nỗ lực của bà con đã và đang và sắp được đền bù một cách xứng đáng.

Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=157212


Có thể bạn quan tâm

Thông Tin Về Sữa Ế Tại Xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội Đã Bước Đầu Thu Mua Ổn Định Thông Tin Về Sữa Ế Tại Xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội Đã Bước Đầu Thu Mua Ổn Định

Như tin báo Kinh tế & Đô thị đã đưa, tình trạng sữa tươi sản xuất ra không tiêu thụ hết tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội và một số địa phương khác đã khiến cho người chăn nuôi lo lắng. Ngày 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT) đã có buổi làm việc với các hộ sản xuất và DN để tìm hướng tháo gỡ. Đến nay, tình hình thu mua sữa đã bước đầu đi vào ổn định.

31/01/2015
Tập Trung Cấy Xong Trong Tháng 2 Tập Trung Cấy Xong Trong Tháng 2

Đối với lúa vụ xuân 2015, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc chỉ đạo nông dân gieo mạ trà lúa xuân muộn xung quanh tiết Lập xuân (4/2) và cấy xong trong tháng 2/2015. Đối với lúa gieo thẳng tập trung gieo từ 10 - 25/2 (trước hoặc ngay sau Tết Âm lịch, tùy theo nhóm giống) để đảm bảo thời gian lúa trỗ thuận lợi nhất.

31/01/2015
Báo Động Việc Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Báo Động Việc Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) còn diễn ra phổ biến, trong khi công tác quản lý việc sử dụng cũng như kinh doanh thuốc BVTV ở cơ sở còn rất hạn chế. Đó là những yếu kém được chỉ ra tại Hội nghị toàn quốc về công tác BVTV do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 29/1.

31/01/2015
Đức Cơ (Gia Lai) Mua Giống Cà Phê Trôi Nổi, Nhà Nông Chịu Thiệt Hại Đức Cơ (Gia Lai) Mua Giống Cà Phê Trôi Nổi, Nhà Nông Chịu Thiệt Hại

Chỉ vì mua giống cà phê trôi nổi trên thị trường, không ít nông dân ngậm ngùi nhận “trái đắng” bởi đã đặt niềm tin nhầm chỗ. Không những vốn liếng, công sức bao năm đầu tư, chăm bẵm của người dân đổ sông đổ bể mà giờ đây, họ còn phải tốn kém thêm tiền của, thời gian để phá bỏ và trồng thay thế cây mới.

31/01/2015
Giá Rau Xanh Giảm Trên 30% Giá Rau Xanh Giảm Trên 30%

Ghi nhận tại vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện Thanh Trì và phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Tại đây các diện tích rau xanh đang phát triển rất nhanh, nhất là các loại rau cải, như: Cải canh, cải ngồng, cải xanh, mồng tơi, rau thơm các loại…

31/01/2015