Thu 8 tỷ tiền lãi từ... khoai lang

Xã Mỹ Thái đất mênh mông nhưng lại là cái rốn phèn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2006, khi mới ngoài 40 tuổi, trên đất phèn, anh Cường xuống giống 1ha khoai lang và trúng mùa ngay vụ đầu tiên với năng suất 30 tấn.
Sau vụ khoai lang đầu trúng đậm, anh Cường mạnh dạn chuyển đổi từ độc canh cây lúa mùa nước nổi sang luân canh 1 vụ lúa 1 vụ khoai. Sau vài vụ, anh đúc kết một quan điểm mới, đó là thổ nhưỡng Hòn Đất có thể luân canh lúa - màu. Như để minh chứng, anh Cường trồng thêm dưa hấu và cũng trúng mùa.
“Từ vụ khoai lang đầu tiên chỉ 30 tấn/ha, nhờ cần mẫn bám đất, tích lũy kinh nghiệm, năng suất tăng dần lên 35, rồi 40, 50 tấn và những năm gần đây có vụ đạt 60 tấn/ha” – anh Cường phấn khởi cho biết. Tháng 1.2007, Cường thành lập câu lạc bộ thanh niên trồng hoa màu với 12 thành viên, sau tăng lên 16 thành viên. Chỉ sau vài vụ, thành viên nào cũng có lãi, nhiều thì hơn 1,5 tỷ đồng/năm, ít cũng trên 1 tỷ đồng/năm.
Từ câu lạc bộ, Cường phát triển thành tổ hợp thanh niên trồng màu. Cuối năm 2014, anh Cường tiến thêm một bước mới khi đứng ra thành lập hợp tác xã (HTX) nông dân khoai lang Mỹ Thái với 12 thành viên tham gia; vốn điều lệ 500 triệu đồng do Cường làm giám đốc. “Từ khi HTX ra đời, các hoạt động như tưới tiêu, xuống giống, phun thuốc đều làm chung và đồng loạt nên tiết kiệm được chi phí sản xuất, quản lý được dịch bệnh…
Điều quan trọng nữa là có tư cách pháp nhân ký kết hợp đồng mua bán với các công ty và thương lái lớn từ nhiều nơi, ổn định đầu ra” – anh Cường chia sẻ. Nhờ có HTX, hiện nay các thành viên đều đạt mức cơ giới hóa trên 70%; năng suất và lợi nhuận tăng lên và trung bình đạt mức lãi hơn 100 triệu đồng/ha/năm.
Có thể bạn quan tâm

Cây chôm chôm trồng được nhiều nơi ở miền Nam nhưng có lẽ không nơi đâu cho trái to đẹp, chất lượng ngon ngọt bằng chôm chôm trên đất cù lao Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Thương hiệu “chôm chôm Tân Phong” chiếm trọn niềm tin của khách hàng phía Nam nhiều năm nay bởi chất lượng vượt trội.

Trong 8 tháng đầu năm 2014, có 40 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt hơn 1,3 triệu tấn, trong đó thanh long đạt hơn 697.000 tấn, dưa hấu gần 300.000 tấn, nhãn hơn 100.000 tấn, vải hơn 70.000 tấn, chôm chôm 600.000 tấn…

Các tổ hợp lúa lai F1 thế hệ mới tích hợp nhiều gene quý có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có chất lượng cao hơn và có hương thơm… Đây chính là niềm tự hào của lúa lai Việt Nam.

Báo cáo của UBND huyện Điện Biên Đông cho thấy, tính đến đầu tháng 10, các chỉ số về phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện đều đạt khá; đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đó là cơ sở để chúng ta tin việc thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 42% vào cuối năm 2014 sẽ thành hiện thực.

Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức 83 lớp tập huấn, hội thảo phổ biến quy trình KHKT cho người dân, như: quy trình gieo cấy lúa bằng công cụ sạ hàng; gieo trồng các giống ngô, đậu tương chất lượng cao; nuôi lợn an toàn sinh học, gà thịt... cho trên 2.500 lượt người tham gia.