Thu 8 tỷ tiền lãi từ... khoai lang

Xã Mỹ Thái đất mênh mông nhưng lại là cái rốn phèn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2006, khi mới ngoài 40 tuổi, trên đất phèn, anh Cường xuống giống 1ha khoai lang và trúng mùa ngay vụ đầu tiên với năng suất 30 tấn.
Sau vụ khoai lang đầu trúng đậm, anh Cường mạnh dạn chuyển đổi từ độc canh cây lúa mùa nước nổi sang luân canh 1 vụ lúa 1 vụ khoai. Sau vài vụ, anh đúc kết một quan điểm mới, đó là thổ nhưỡng Hòn Đất có thể luân canh lúa - màu. Như để minh chứng, anh Cường trồng thêm dưa hấu và cũng trúng mùa.
“Từ vụ khoai lang đầu tiên chỉ 30 tấn/ha, nhờ cần mẫn bám đất, tích lũy kinh nghiệm, năng suất tăng dần lên 35, rồi 40, 50 tấn và những năm gần đây có vụ đạt 60 tấn/ha” – anh Cường phấn khởi cho biết. Tháng 1.2007, Cường thành lập câu lạc bộ thanh niên trồng hoa màu với 12 thành viên, sau tăng lên 16 thành viên. Chỉ sau vài vụ, thành viên nào cũng có lãi, nhiều thì hơn 1,5 tỷ đồng/năm, ít cũng trên 1 tỷ đồng/năm.
Từ câu lạc bộ, Cường phát triển thành tổ hợp thanh niên trồng màu. Cuối năm 2014, anh Cường tiến thêm một bước mới khi đứng ra thành lập hợp tác xã (HTX) nông dân khoai lang Mỹ Thái với 12 thành viên tham gia; vốn điều lệ 500 triệu đồng do Cường làm giám đốc. “Từ khi HTX ra đời, các hoạt động như tưới tiêu, xuống giống, phun thuốc đều làm chung và đồng loạt nên tiết kiệm được chi phí sản xuất, quản lý được dịch bệnh…
Điều quan trọng nữa là có tư cách pháp nhân ký kết hợp đồng mua bán với các công ty và thương lái lớn từ nhiều nơi, ổn định đầu ra” – anh Cường chia sẻ. Nhờ có HTX, hiện nay các thành viên đều đạt mức cơ giới hóa trên 70%; năng suất và lợi nhuận tăng lên và trung bình đạt mức lãi hơn 100 triệu đồng/ha/năm.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?

Sau 3 năm triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”, tổng diện tích lúa đạt trên 10.000 héc-ta của trên 6.400 lượt nông dân tham gia. Kỹ sư Châu Ngọc Thi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Châu Thành (An Giang) tâm đắc: Mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích lúa “Cánh đồng mẫu lớn” đang ngày càng mở rộng.

Những năm qua, Hội ND và chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội đã tích cực phối hợp để hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập...

Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang, nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...