Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu 200 Triệu Đồng Từ 200 Trụ Tiêu

Thu 200 Triệu Đồng Từ 200 Trụ Tiêu
Ngày đăng: 16/04/2013

Đó là 200 trụ tiêu giống Vĩnh Linh lá to, 3 năm tuổi của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lợi - chị Thị Hồng ở ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh (Lộc Ninh - Bình Phước). Chị Hồng phấn khởi khoe với chúng tôi đến đầu tháng 4, gia đình chị đã thu hoạch được 1,2 tấn, nhưng cây vẫn còn xum xuê những chuỗi trái dài và chắc mẩy nhờ đủ nước. Chị ước đoán sẽ thu thêm 1 tấn nữa và trung bình mỗi trụ tiêu được 10kg.

Vườn tiêu của vợ chồng anh Lợi được trồng bằng trụ sống (cây keo) cao 7m. 3 năm trước, vợ chồng anh Lợi ra ở riêng và được ba mẹ cho 4 sào đất. Lúc này, giá tiêu chỉ 28 ngàn đồng/kg, thấp hơn giá thành và giá cao su đang cao nên mọi người đổ xô trồng cao su. Vợ chồng anh tính toán nếu trồng cao su 6 năm nữa mới được thu, giá cây giống vừa cao, chi phí kiến thiết cơ bản cũng nhiều. Nghĩ vậy, anh Lợi quyết định trồng tiêu.

Thời điểm đó giá 1 dây tiêu chỉ 4.000 đồng (hiện nay 15 - 20 ngàn đồng), mua trụ sống là cây keo cũng rẻ. Khu vực gia đình anh Lợi ở có nhiều nước tưới trong mùa khô và thoát nước tốt trong mùa mưa nhờ kết cấu đất đen pha sỏi cơm. Chỉ sau mấy tháng xuống giống, mùa vụ năm 2010 - 2011 giá tiêu tăng vùn vụt. Tận dụng có giống từ vườn tiêu năm đầu và trồng theo phương thức cuốn chiếu, hiện nay anh Lợi đã phủ hết 4 sào đất với 800 trụ tiêu 1 - 3 năm tuổi, đồng thời trồng mới 1.100 trụ ở huyện Kiến Đức, tỉnh Đắk Nông. Dự tính năm nay anh sẽ trồng thêm 1.400 trụ phủ hết 1,3 ha đất ở Kiến Đức.

Trước khi đầu tư trồng, anh Lợi đã tham quan những vườn tiêu có tuổi thọ trên 15 năm ở Lộc Khánh và nhiều xã khác. Giống tiêu anh tìm mua ở các vườn sai trái, chuỗi dài, vỏ mỏng, hạt chắc và kháng bệnh cao.

Từ học hỏi thực tế, tìm đọc tư liệu, anh Lợi cho rằng: Tiêu chết một phần do lạm dụng phân hóa học, đặc biệt là phân urê dẫn đến cây mẫn cảm với nấm bệnh. Khi trồng mới anh Lợi sử dụng tro rơm và đốt tại đồng để khử nấm bệnh. Phân bón mỗi năm 2 lần bằng tro trộn với phân bò để hoai, phân hóa học chủ yếu là lân, kali nhưng bón hạn chế khi tiêu ra bông. Tưới nước cho vườn tiêu 3 lần/tuần và vào ban đêm để tránh tia cực tím và lúc này đất đã dịu mát, không tỏa nhiệt trở lại nên cây dễ hấp thụ và phát triển tốt hơn.

Theo tính toán của anh Lợi, nếu trụ tiêu cao 6 - 7m, năm thứ 3 đến thứ 7 năng suất đạt 10 kg/trụ và năm thứ 7 - 10 đạt 7 - 8 kg/trụ, trên 10 năm giảm còn 4 - 5 kg/trụ. Như vậy, 1 ha tiêu giống Vĩnh Linh nếu chăm sóc tốt và được mùa sẽ cho năng suất 16 - 20 tấn (2.000 - 2.200 trụ/ha) và với giá tiêu 100 ngàn đồng/kg, thu từ 1,6 đến 2 tỷ đồng/ha.


Có thể bạn quan tâm

Xây nhà máy thức ăn thủy sản công suất lớn ven sông Hậu Xây nhà máy thức ăn thủy sản công suất lớn ven sông Hậu

Hàng ngàn dân nghèo sống ở đôi bờ sông Hậu thuộc địa bàn các tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ có công ăn việc làm sau khi nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai đi vào hoạt động.

12/10/2015
Tình hình thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng tôm giống năm 2015 Tình hình thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng tôm giống năm 2015

Cà Mau là một trong những vùng kinh tế thủy sản trọng điểm của cả nước, với vị trí địa lý, điều kiện thổ nhưỡng đã tạo nên tiềm năng và lợi thế phát triển thủy sản cho tỉnh Cà Mau, đặc biệt là nuôi tôm.

12/10/2015
Ngư dân sử dụng khá tốt bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương Ngư dân sử dụng khá tốt bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương

Sau 3 ngày 3 đêm thực hiện chuyến biển thực nghiệm khai thác, xử lý bảo quản cá ngừ đại dương (CNĐD) dưới sự hướng dẫn trực tiếp của 4 chuyên gia Nhật Bản, ngày 9.10, ba tàu cá của các ngư dân đã cập Cảng cá Quy Nhơn.

12/10/2015
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản

Ngày 07/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản

12/10/2015
Được mùa hải sâm Được mùa hải sâm

Người dân sống dọc đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đang rất phấn khởi bởi năm nay, hải sâm tự nhiên phát triển nhiều, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập.

12/10/2015