THT nghề nuôi cút xã Long An từng bước khẳng định thương hiệu

Chỉ sau 2 năm thành lập, THT đã đi vào hoạt động ổn định, từng bước khẳng định vị thế sản phẩm chăn nuôi của mình không chỉ ở trong nước, còn hướng đến thị trường nước ngoài.
Bà Lê Kim Châu và tổ viên THT thu hoạch trứng cút.
THT nghề nuôi cút xã Long An được thành lập vào đầu năm 2014, có 21 tổ viên (TV).
Hiện nay THT có 30 TV nuôi 300.000 con cút, cung ứng cho thị trường trứng cút tươi và cút lộn.
Hiện tại, Ban Chủ nhiệm THT đưa ra chính sách hỗ trợ thu mua trứng cút cho TV với giá ổn định, đảm bảo TV có lãi khi chăn nuôi cút.
Bà Lê Kim Châu, Tổ trưởng THT nghề nuôi cút xã Long An chia sẻ: “Anh em tham gia THT có thể an tâm chăn nuôi, những lúc trứng cút rớt giá xuống mức thấp nhất thì THT sẽ có chính sách trợ giá hợp lý cho TV.
Có lúc trứng cút trên thị trường chỉ còn 290 đồng/trứng, THT thu mua trứng cút của TV với mức 320 đồng/trứng để TV có lời và an tâm sản xuất, tiếp tục gầy đàn cút”.
Trung bình mỗi năm THT bán ra thị trường nội địa khoảng 90 triệu trứng cút với 2 loại: Trứng cút tươi và cút lộn.
Ngoài ra, trứng cút của THT cũng đã được thị trường Nhật Bản chấp nhận, mỗi năm xuất sang Nhật Bản hơn 40 triệu trứng cút tươi.
THT đang tìm kiếm, mở rộng thị trường để trứng cút của TV được xuất khẩu nhiều hơn.
Bà Châu cho biết thêm: “Trứng cút được thị trường Nhật Bản chấp nhận được xem như thành công bước đầu của THT, chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm các thị trường mới để làm sao trứng cút của TV được xuất khẩu hết.
Trứng cút được xuất đi nước ngoài giá cao hơn nhiều lần so với trứng cút bán ở thị trường nội địa.
Chính vì thế, đưa được trứng cút ra nước ngoài càng nhiều thì đời sống TV càng được nâng lên”.
Để đảm bảo trứng cút của TV đạt chất lượng, được thị trường ưa chuộng, THT thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, xây dựng các mô hình điểm để TV tham quan, chia sẻ kinh nghiệm, biết cách phòng trừ dịch bệnh, góp phần khẳng định thương hiệu, tạo uy tín cho THT, cũng như tạo sự an tâm cho TV khi tham gia THT.
CCB Phan Ngọc Ẩn, TV THT nghề nuôi cút xã Long An cho biết: “Tham gia THT TV được chia sẻ kinh nghiệm, cách thức chăm sóc cút tốt hơn.
Trứng cút của THT sản xuất được thị trường tin tưởng, ưa chuộng nên dễ tiêu thụ.
Anh em lãnh đạo THT đa số là CCB nên tạo được niềm tin nơi TV”.
Ông Ẩn cũng cho biết, nuôi cút đẻ rất dễ và thu được hiệu quả kinh tế cao.
Chỉ cần tiêm ngừa đủ liều và thường xuyên giữ chuồng trại sạch sẽ, cút sẽ cho trứng rất đều và chất lượng trứng rất cao.
Ngoài việc thành lập THT để đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi, bước đầu THT đã giải quyết cho khoảng 30 lao động nông thôn nhàn rỗi có việc làm và thu nhập ổn định, với mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng.
Để tiếp tục phát huy vai trò, thế mạnh của mình, THT sẽ tiếp tục vận động TV tăng số đàn và phát triển thêm TV.
Bà Châu bộc bạch: “Chúng tôi đang vận động TV gầy dựng nguồn quỹ cho mình bằng cách tiết kiệm mỗi trứng cút 1 đồng, đến nay nguồn quỹ đã hơn 40 triệu đồng.
Theo đà này, vài năm nữa nguồn quỹ sẽ rất lớn, giúp cho những TV có nhu cầu xây dựng chuồng trại theo quy mô lớn được mượn vốn để gầy đàn, tái tạo đàn.
Sau khi kinh tế ổn định TV sẽ hoàn vốn, cho TV khác mượn tiếp theo.
Tôi nghĩ, cách làm này sẽ giúp THT ngày càng lớn mạnh, xây dựng được thương hiệu cho chính mình và có khả năng cạnh tranh trên thị trường không chỉ trong nước, mà còn hướng ra nước ngoài.
Đến nay, đa số TV, đặc biệt là những CCB nuôi cút đều có cuộc sống tương đối ổn định”.
Hy vọng, với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền xã và sự điều hành của những CCB trên mặt trận mới, THT nghề nuôi cút xã Long An sẽ có kế hoạch phát triển lâu dài, bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho TV.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nuôi cá đang mang lại hiệu quả cao nhưng không ít người dân vẫn tỏ ra lo lắng.

Anh Dũng cho biết, lưới được giăng vào buổi tối, đến sáng kéo lưới thì thấy một con cá rất lớn đang nằm trong lưới. Con cá giãy giụa đã làm rách một phần lưới nhưng không thoát được. Anh Dũng đã dùng dây luồn vào mang con cá, buộc lại, rồi nhờ vài người nữa kéo vào bờ.

Học đi đôi với hành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Đây là phương châm của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này đang mở các lớp học tại hiện trường về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi.

Hiện nay, thương lái Campuchia sang An Giang, Cần Thơ tìm mua các loại cá nước ngọt, như: Cá lóc, trê phi, rô, điêu hồng… mang về nước tiêu thụ. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày, có khoảng 100 tấn cá xuất sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, nhiều nhất là cá trê phi và cá lóc.

Với tổng đàn gia cầm toàn tỉnh Sóc Trăng khá lớn hơn 4 triệu 600 ngàn con, trong đó cũng còn nhiều mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi vịt chạy đồng cũng phát triển nên nguy cơ tái phát dịch cúm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi thời tiết đang dần chuyển sang mùa lạnh thì nguy cơ dịch cúm tái phát ngày càng cao hơn.